Nguyễn Bính là một nhà thơ mang trong mình một nỗi niềm hoài cổ, luôn hướng về truyền thống và những giá trị cổ truyền của dân tộc. Và ông luôn mang cái tâm hồn hoài cổ ấy vào trong những sáng tác của mình. Tiêu biểu cho hồn thơ đậm hồn dân tộc ấy chính là bài thơ “Tương tư”.

Bài thơ được trích từ tập lỡ bước sang ngang, viết về đề tài tình yêu đôi lứa. bài thơ là lời giãi bày nỗi lòng mong nhớ một cách chân thật tinh tế của một chàng trai thôn quê. Có thể nói Tương tư là dành cho những người yêu thương nhau nhưng phải cách xa nhau khiến cho nỗi nhớ cứ thế trào dâng mãnh liệt. Tâm trạng Tương tư cũng mang đầy màu sắc dân tộc.

Màu sắc dân tộc trước hết thể hiện trong hoàn cảnh, khung cảnh Tương tư. Đến cái Tương tư ấy cũng mang đầy màu sắc dân tộc:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Màu sắc dân tộc được hiện lên ở đây là hình ảnh Thôn ĐoàiThôn Đông. Đó là hình ảnh biểu trưng cho những làng quê mộc mạc mà giản dị nên thơ. Có thể nói tình yêu của đồi trai gái ấy không diễn ra trên những cảnh trang hoàng của phố xá đông vui mà là nơi bình yên của làng quê mộc mạc.

Thơ Nguyễn Bính mang cái hồn của cảnh vật làng quê, của những gì dân dã nhất. Cũng nói về nỗi nhớ trong tình yêu và trong cùng một thời điểm thế nhưng Xuân Diệu xưng “anh” gọi “em” và nói thẳng anh rất nhớ em, nhớ rất nhiều còn Nguyễn Bính vẫn giữ một thái độ kính cẩn và những từ ngữ xưng hô mang đậm chất ca dao “tôi” và”nàng”, cảm xúc được diễn tả bằng những từ vô cùng tế nhị ẩn ý có chút thẹn thùng chứ không nói thẳng như Xuân Diệu. Câu thơ “ một người chín nhớ mười mong một người” khiến ta nhớ đến câu ca dao “chín nhớ mười thương”. Có thể nói nhà thơ đã sử dụng một cách sáng tạo những câu ca dao ấy. Qua đó nó thể hiện nỗi nhớ thiết tha của người con trai dành cho người con gái. Tác giả tiếp tục thể hiện những cái nỗi nhớ ấy qua việc ví von nếu “nắng mưa” là bệnh của trời Tương tư là bệnh cuả tôi nhớ nàng. Ở đây tác giả thật sự khéo léo trong việc lấy cái tự nhiên, quy luật kia để chỉ cho tình yêu. Điều đó thể hiện Tương tư là một lẽ tất yếu như mưa nắng của trời khi con người ta yêu.

Phân tích tâm hồn dân tộc trong bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính.


Không những thể sang những câu thơ tiếp theo Nguyễn Bính đi sâu vào thể hiện tâm trạng của mình mà đồng thơi qua đó ta cũng thấy được những màu sắc dân tộc được nhà thơ thể hiện một cách triệt để:

“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi?
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?”

Hình ảnh những xóm làng cổ xưa như hiện ra trước mắt chúng ta, nó càng thấm thía vào chúng ta những màu sắc dân tộc. Gọi là hai thôn đấy nhưng mà cũng chỉ nằm trong một làng. Tác giả đặt câu hỏi đó để nhằm trách móc cái người mà mình nhớ thương. Nó phảng phất hương vị của ca dao khi yêu thương thì Tương tư nhưng không thể đến bên nhau năm tay nhau lộ liễu một cách như bây giờ được. Điệp ngữ ngữ “qua ngày” càng làm tăng thêm sự nhớ nhung của người con trai ấy. Xa cách nhau khiến cho thời gian trôi qua dẫu có ngắn mà cứ tựa ba thu, những chiếc lá xanh đã chuyển thành màu vàng cũng như người nhớ nhung ấy đang héo hon vì thương nhớ.

Hình ảnh mang đậm những nét đẹp làng quê. Đó là nét đẹp của mái đình, của những chuyến đò qua sông. Bến nước con đò không chỉ là hình ảnh mang đầy màu sắc dân tộc mà nó trở thành hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, không riêng thơ Nguyễn Bính mà hình ảnh ấy đã trở đi trở lại không biết bao nhiêu trang thơ của những nhà thơ khác. Nhưng cái khác ở đây là hình ảnh ấy không mang nghĩa của sự đợi chờ một người khác mà nó mang nghĩa của sự cách trở trong tình yêu. Tuy nhiên ở trong tác phẩm thì sự cách trở đó là giả thiết để cho người con trái trách móc người con gái vì sao lại không sang trong khi không có sự cách trở sông đò.

Sự cách trở ấy chỉ cách có cái đầu đình mà sao lại thấy tình xa xôi đến thế. Hình ảnh cái đình kia gợi cho ta biết bao nhiêu là vẻ đẹp của những cảnh làng quê dân tộc ta, ở đó không chỉ là không gian cho những sinh hoạt thường ngày mà đó còn là nơi cho người ta hò hẹn. chàng trai kia như muốn trách sự vô tâm của người con gái. Thế nhưng là người con gái vô tâm thật hay chính là do sự Tương tư làm cho chàng trai ngỡ cô gái vô tâm với mình. Nỗi Tương tư ấy làm cho chàng trai thức mấy đêm không ngủ được, câu hỏi tu từ lại được cất lên để cho thấy được sự trách móc cũng là nhớ nhung của anh. “hỏi ai người biết cho”. Và chính từ những nỗi nhớ ấy mà chàng khát khao được gặp nàng. ở đây tác giả vận dụng lối nói ước lệ ẩn dụ của ca dao xưa ( bến- đò, hoa khuê các- bướm giang hồ).

Đến những câu thơ cuối cùng chàng trai tiếp tục thể hiện tâm trạng và ước muốn của mình thông qua đó ta thấy được những hình ảnh mang đậm chất dân tộc:

“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Anh và em vẫn còn một khoảng cách xa xôi quá chừng, hình ảnh trầu cau hiện lên với số lượng là một thể hiện sự đơn độc lẻ loi của cả hai bên. Đồng thời thể hiện được ước nguyện của chàng trai là nên duyên cau trầu với hình ảnh đám cưới làng quê giản dị ngọt ngào lắm.

Không chỉ ở nội dung thơ mà ngày cả đến nghệ thuật thơ Nguyễn Bính cũng mang đến một màu sắc dân tộc khó quen. Ngoài những câu ca dao kể trên thì ta còn thấy màu sắc dân tộc thể hiện ở thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc ta. Nó góp phần mang lại phong cách nghệ thuật cũng như hồn thơ Nguyễn Bính.

Qua đây, ta cảm nhận được một cung bậc cảm xúc trong tình yêu đôi lứa. Đó chính là Tương tư. Vì Tương tư nên luôn mong ngóng hình bóng của một người. Vì Tương tư nên luôn hướng sự dõi theo của mình về phía ấy. Cũng vì Tương tư nên luôn nghĩ người ấy vô tình với mình để rồi trong lòng luôn chất chứa một nỗi buồn, một nỗi hờn ghen vô cớ. Một cung bậc cảm xúc tưởng chừng rất giản đơn, rất bình thường của mỗi người khi yêu, đã được Nguyễn Bính đưa vào thơ ca một cách chân thành và ấm áp. Đồng thời qua đó, người đọc cũng cảm nhận được màu sắc dân tộc, tâm hồn hoài cổ của Nguyễn Bính đẹp biết nhường nào.
>>> PHÂN TÍCH BÀI THƠ TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH.


Đăng nhận xét

 
Top