Đến với nền
văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong
phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về
người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại
trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế,
những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết
bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận
bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ.
Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống
trong một chế độ phong kiếnbất công
với bao thành kiến lạc hậu.
Chúng ta đã
từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong
đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với
đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa;
một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với
việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một
tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy,
cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập
của các thế lực phong kiếntàn bạo,
tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ,
sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha,
đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15
năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực
phong kiếnđó, Kiều không bao giờ
buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo
nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Từ cô Kiều
trong kiệt tác của Nguyễn Du, ta lại gặp thêm bao nhiêu thân phận bất hạnh
trong chùm ca dao than thân:
“ Thân em
như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa
chợ biết vào tay ai.”
Câu ca dao mở
đầu bằng mô thức “thân em” toát lên âm
điệu ngậm ngùi trong tiếng than của người
phụ nữ. Cách mở đầu ấy khiến lời than thêm xót xa. Nghệ thuật so sánh với những hình ảnh thật gần gũi mà gợi cảm,
câu ca dao gợi lên hình ảnh người phụ nữ
với sự ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình.
Đó là vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tuổi xuân và giá trị cao quí của mình, bởi
lụa đào đâu phải thứ tầm thường! Nhưng nghệ thuật ẩn dụ ở đây lại gợi lên nỗi
khổ đau thân phận cùa người phụ nữ.
Bởi với cảnh ngộ phất phơ giữa chợ, người
phụ nữ đã trở thành món hàng mua
bán, họ sẽ bị phụ thuộc, cuộc sống bấp bênh không có gì đảm bảo, số phận không
biết sẽ vào tay ai.
Trong xã hội
ấy, người phụ nữ không thể quyết định
được vận mệnh của mình như cô gái trong
truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Số phận của cô như một món hàng ngoài đường mặc
cho người đời lựa chọn và trả giá. Cô không thể quyết định được tình yêu của
mình, sự cố gắng chống lại chỉ là vô vọng.
Người phụ nữ xưa trong văn chương không chỉ đẹp
ngoại hình mà còn mang vẻ đẹp của nội tâm. Đó là vẻ đẹp của đức hạnh, lòng
chung thủy sắt son như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ. Đức hạnh là thế nhưng cuối cùng vẫn bị chồng mình nghi ngờ, Vũ Nương phải
gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình một cách
đau đớn!
Một vẻ đẹp
khác trong tâm hồn của người phụ nữ
là tình cảm yêu thương. Ta lại gặp nỗi niềm nhớ thương người yêu của cô gái
trong ca dao:
Khăn thương
nhớ ai
Khăn vắt lên
vai
Một nỗi nhớ
được chuyển tải qua những câu hỏi liên tiếp của nhân vật trữ tình, không có câu
trả lời, vì thế càng day dứt. Với nghệ thuật đảo thanh (thanh trắc, thanh bằng
đan xen), câu ca dao diễn tả tâm trạng ngổn ngang, rối bời, da diết, khắc khoải
thật mãnh liệt và nỗi nhớ ấy dẫn đến cảnh khóc thầm…
Mặc dù cam
chịu là nét cơ bản trong phẩm chất của người
phụ nữ thời phong kiến, nhưng vẫn có người vùng lên đấu tranh vì lẽ phải,
vì cuộc sống của họ. Những lần hồi sinh của Tấm sau những lần sát hại của mẹ
con Cám chính là sự trỗi dậy của khát vọng sống mãnh liệt. Sự hóa thân ấy chứng
minh cho sức sống bền vững mạnh mẽ của con người trong xã hội còn áp bức bất
công.
Rõ ràng, người phụ nữ trong xã hội xưa đều có
chung một số phận, đều mang tên chung là bất hạnh. Dù họ có sắc đẹp, có tâm hồn
cao thượng nhưng vẫn bị phong tục cổ hủ, lễ nghi khắc nghiệt ràng buộc. Họ có
thể vùng dậy mạnh mẽ, nhưng họ vẫn không thể để chiến thắng được các thế lực
đen tối, tàn bạo của xã hội phong kiếnbất
công.
Đọc những
áng thơ văn xưa, chúng ta cảm thông, xót thương biết bao cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời,
người đọc càng trân trọng hơn vẻ đẹp sáng ngời của họ trong xã hội khắc nghiệt ấy.
Điều đó cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hiểu hơn giá trị của cuộc sống ngày nay với
bao điều tốt đẹp. Ở đó người phụ nữ
được trân trọng, yêu quý và được sống với hạnh phúc của mình đã tìm kiếm và vun
đắp.
Đăng nhận xét