“Muốn
được điểm cao trong kỳ thi đại học học sinh phải kết hợp hài hòa được 3 yếu tố trong quá trình luyện thi đại học:
lý thuyết sách giáo khoa, các bài giảng và bản lĩnh vững vàng trong kỳ thi” -
Thầy Phan Huy Khải - Nguyên giám đốc trung tâm đào tạo sau ĐH - Viện Toán học
chia sẻ.
Thầy Phan Huy Khải |
Nắm
vững lý thuyết sách giáo khoa
Để
đạt điểm cao, trước hết học sinh chúng mình phải nắm chắc kiến thức cơ bản.
Kiến thức cơ bản ở đâu, thì đó là ở trong sách giáo khoa (SGK), đặc biệt là 3
cuốn sách bài tập Toán các lớp 10, 11, 12.
Theo
cấu trúc đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo thì đề thi đại học năm nay ra 50% là
kiến thức lớp 12, kiến thức lớp 10, 11 chiếm 50% còn lại, vì thế học sinh chúng
mình phải học đều kiến thức ba năm phổ thông mới có thể đạt điểm cao trong kỳ
thi đại học sắp tới.
Cách
học tốt nhất đối với phần lý thuyết là học tương ứng với cấu trúc đề thi, nhờ
thế chúng mình sẽ bao quát được toàn bộ chương trình mà không để sót bất kỳ mục
nào.
Ví
dụ:
Trong
phần lý thuyết Tích phân, chúng ta phải chú ý:
-
Định nghĩa đạo hàm trong bảng nguyên hàm.
-
Định nghĩa tích phân và các tính chất của tích phân.
Trong
phần lý thuyết Số phức - phần mới trong chương trình chúng ta phải học:
-
Định nghĩa số phức
-
Các phép tính số phức
-
Dạng lượng giác số phức
-
Căn bậc hai lý thuyết.
Nắm
vững lý thuyết, sau đó mới bắt tay vào giải các bài tập. Trước hết là các bài
tập cơ bản sau là bài tập nâng cao hơn. Lượng bài tập nâng cao chiếm khoảng
30%, không phải là những bài tập đánh đố, mà chủ yếu là bài tập bình thường,
hơi phức tạp một chút, phải trải qua một chút biến đổi tương đương mới hoàn
thành được.
…
Kết hợp với bài giảng điện tử
So
với cách học truyền thống thì học trực tuyến đúng là một phương pháp học mới
với những ưu điểm rất thiết thực như giúp học sinh chúng mình hệ thống lại kiến
thức đã học không chỉ với phần lý thuyết mà cả phần bài tập.
Đặc
biệt khi học qua hệ thống các bài giảng điện tử thì ngoài việc nghe thầy giảng
bài trực tiếp chúng mình còn được xem hình, xem cách giải cẩn thận, phần nào
không hiểu có thể xem lại kĩ càng. Nói chung đây là một cách tự học có sự giúp
đỡ gián tiếp của các thầy cô giáo, sẽ rất có ích đối với những bạn muốn học tốt
nhưng chưa thực sự có đủ trình độ hoặc chưa có phương pháp học phù hợp.
Trong
mỗi bài giảng bao giờ cũng có phần nhắc lại lý thuyết một cách tóm tắt, ngắn
gọn nhưng đầy đủ. Chúng mình nên học kĩ phần này vì lý thuyết là rất quan trọng
với môn toán.
Các
bài tập trong mỗi chuyên đề đều được phân loại một cách rõ ràng theo phương
pháp giải, mỗi dạng đều đưa ra cách giải chung, lược đồ chung để giải. Với cách
phân loại theo dạng bài tập thế này, học sinh chúng mình nên theo dõi giáo viên
giải mẫu, chú ý đặc thù của bài giảng ấy là gì, cách giải như thế nào rồi sau
đó làm lại và ghi nhớ phương pháp giải để khi gặp lại các dạng ấy không còn bỡ
ngỡ.
…Cộng
thêm bí quyết kỳ thi
Cách
trình bày bài rõ ràng, rành mạch cũng là một trong những bí quyết giúp bài thi
đạt điểm cao. Trong hoàn cảnh trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số, dễ gây
ức chế cho người chấm bài.
Các
bạn nhớ là nên làm luôn ra giấy thi, đừng có viết hết vào nháp rồi đợi đến khi
gần hết giờ rồi mới chép bài vào giấy thi. Có nhiều bạn vừa chép bài thi từ
nháp vào giấy thi, vừa nghĩ ra cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia,
nhầm con số, vậy là giấy nháp đúng còn bài lại sai.
Sau
khi phát đề thi đại học, các bạn đừng nên làm ngay, hãy dùng 5 phút đầu tiên để đọc kỹ,
gạch ra những ý chính, những từ quan trọng. Câu nào khó thì đánh dấu hỏi ra bên
cạnh. Sau khi suy nghĩ một thời gian ngắn mà vẫn không làm được thì bạn nên
chuyển câu khác. Câu nào dễ ưu tiên trước, không cần làm theo trình tự.
Nếu
viết sai, cứ gạch đi và viết lại, đừng bao giờ dùng hai thứ mực, dùng bút xoá
vì như vậy có thể coi là đánh dấu bài.
Tâm
lý xao động vì những tin đồn cũng là rào cản cho một bài thi tốt. Nó sẽ làm các
sĩ tử như chúng mình hoang mang tư tưởng, gây tâm lý không tốt khi học.
…Tạo
nên kết quả hoàn hảo
Xu
hướng đề thi tuyển sinh mấy năm gần đây thường không quá khó, không đòi hỏi kỹ
năng, thủ thuật giải toán phức tạp. Vì thế, học sinh chúng mình nên học kỹ từng
bài trong sách giáo khoa, nắm vững những định nghĩa, tính chất, các hệ quả,
định lý và giải bài tập thật nhiều theo từng cấp độ từ dễ đến khó nhé!
Đăng nhận xét