Mặc dù việc học và luyện thi đại học môn Văn là cả một quá trình dài nhưng cuối cùng của việc thi ĐH, CĐ vẫn chỉ là viết 3 bài văn nhỏ theo yêu cầu của 1 đề thi đại học trong vòng 180 phút. Vì vậy chúng mình nên tập viết bài theo yêu cầu của đề thi đại học.

Đọc tác phẩm
Chúng mình nên đọc tác phẩm trước khi bài giảng được dạy ở trên lớp. Có như vậy thì việc nghe giảng ở lớp mới hiệu quả được. Điều này lí giải vì sao chúng mình lại có vở soạn văn và cần trả lời các câu hỏi trong SGK đầy đủ trước khi bắt đầu bài học trên lớp. Nhưng đọc tác phẩm cũng phải đúng cách nữa đấy các bạn ạ. Lưu ý nè!

Chúng mình nên đọc tác phẩm vào lúc sáng sớm, văn bản phải hoàn toàn mới và chưa bị đánh dấu. Trong lúc đọc tác phẩm chúng mình nên ghi lại những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ mình cho là quan trọng, là hay và ý nghĩa ra một cuốn vở khác. Những chi tiết ấy sẽ được ghi nhớ rất lâu và để vận dụng vào trong quá trình ôn thi đại học sau này. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng ban đầu của các bạn khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ rất lâu, và giúp định hướng hiểu tác phẩm.

Ôn thi đại học môn Văn: Tập viết theo yêu cầu của đề thi đại học


Lắng nghe bài giảng trên lớp
Rất nhiều bạn học sinh tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc ở các lớp học thêm và lò luyện thi đại học nhưng lại lơ là các bài giảng trên lớp. Nghe giảng trên lớp sẽ giúp chúng mình nắm chắc các kiến thức cơ bản. Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy chúng mình cả năm trời chắc chắn sẽ hiểu lực học của các bạn hơn là các thầy cô ở các trung tâm. Vậy tại sao mình lại ngần ngại khi hỏi các thầy cô những kiến thức mình chưa nắm rõ? Thầy cô chắc chắn sẽ không bao giờ từ chối bạn đâu.

Sử dụng tài liệu tham khảo như thế nào? 
Có rất nhiều nguồn tài liệu chúng mình có thể tham khảo nhưng lựa chọn những tài liệu thực sự bổ ích thì không phải bạn nào cũng biết. Vì vậy, chúng mình có thể nhờ thầy, cô giáo hoặc các bạn học giỏi hơn tư vấn cho mình.

Tài liệu tham khảo không phải bao giờ cũng đúng vì vậy chúng mình cần tự trang bị cho mình một bộ sàng lọc kiến thức. Các bạn có thể thực hiện theo quy trình:
  • Đọc tài liệu 
  • Ghi lại những suy nghĩ của mình (cảm nhận của bản thên, ý kiến tán thành hay phản đối, những băn khoăn, thắc mắc, so sánh với các tài liệu khác). 
  • Nhờ thầy cô giải đáp để tìm ra cách hiểu đúng nhất.


Việc tham khảo đề thi đại học và đáp án các năm trước nhằm mục đích tìm ra cho mình cách học phù hợp. Khi đọc những tài liệu này, các bạn cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, lựa chọn, phạm vi dẫn chứng… Bạn có thể tìm thấy đề thi môn Văn các năm trong thư viện đề thi của Hocmai.vn. Đáp án bài thi các năm trước cũng là một tư liệu hữu ích trong quá trình lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm.

Tham khảo các bài thi đạt điểm cao trong các kỳ thi trước, mượn của các anh chị khóa trên học tốt môn Văn để tham khảo cách diễn đạt, trình bày, chuyển đoạn, chuyển ý, cách vào bài. So sánh các bài viết đó với đáp án, tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “tại sao bài lại cao điểm thế?”, bạn sẽ tìm ra hướng đi cho bài viết của mình.

Trang bị các kỹ năng, phương pháp làm bài
Trong quá trình ôn thi đại học, không chỉ ôn tập nội dung, chúng mình còn phải chú ý rèn luyện kĩ năng, không ít bạn chỉ sa đà vào các bài văn mẫu mà quên đi việc rèn luyện các kỹ năng: tóm tắt tác phẩm, tổng kết một giai đoạn; kỹ năng phân tích, bình giảng, chứng minh… ; kỹ năng phân tích đề, chọn ý và triển khai các ý; cách mở bài, kết bài…

Luyện tập với các đề Văn
Mặc dù việc học Văn là cả một quá trình dài nhưng cuối cùng của việc thi đại học, cao đẳng vẫn chỉ là viết 3 bài văn nhỏ theo yêu cầu của 1 đề thi trong vòng 180 phút. Vì vậy tốt hơn chúng mình nên tập viết bài theo yêu cầu của đề thi đại học.

Luyện tập với các đề thi thử đại học như trong những kỳ thi thật có nghĩa là tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian đúng như quy định, không sử dụng bất cứ tài liệu nào trong quá trình làm bài sẽ giúp bạn trau dồi cách hành văn, diễn đạt. Bạn có thể nhờ thầy cô giáo chấm điểm cho bài viết của mình.


Nếu không có nhiều thời gian, thay vì hoàn thành một bài viết bạn có thể tự chọn một đề thi đại học bất kỳ và tập lập dàn ý chi tiết cho đề thi đó. Ghi nhớ số lượng ý lớn, ý nhỏ trong từng bài, từng đề, rồi mới nhớ nội dung của từng ý, từng luận điểm. Học theo ý sẽ giúp chúng mình dễ nhớ, nhớ lâu và sâu sắc.

Đăng nhận xét

 
Top