Luyện thi đại học: Phân tích “Chiều tối” để làm nổi bật nét cổ điển, hiện
đại.
I.Giới thiệu vài nét về bài thơ.
1.”Nhật ký trong tù” là tập
thơ đặc sắc của HCM. Qua những bài thơ hay và tiêu biểu của tập thơ, người đọc
thấy màu sắc đậm đà của hồn thơ HCM là màu sắc cổ điển. Đó là giàu tình cảm với
thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung thư thái, bút pháp chấm phá
như muốn ghi ấy linh hồn của tạo vật.. nhưng cổ điển mà vẫn gắn bó tinh thần của
thời đại. Hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương
lai; trong quan hệ với thiên nhiên, con người luôn giữ vai trò chủ thể.. Không
phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Bài thơ “Chiều tối” thể hiện rõ sự kết hợp chất cổ
điển và chất hiện đại đó.
2.Vẻ đẹp cổ điển trong bài
thơ “Chiều tối”
a. Trong bài thơ “ Chiều tối” HCM đã sử dụng hình ảnh
cánh chim và chòm mây để diễn tả không gian và thời gian buổi chiều. Đó là hình
ảnh rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống.
b. Ở bài “Chiều tối”, chung ta bắt gặp một pháp nghệ
thuật rất quen thuộc-đó là bút pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều. Đặc biệt tác giả
dùng chữ “hồng” ở cuối bài thơ để miêu tả cái tối.
3.Vẻ đẹp hiện đại của bài
thơ “Chiều tối”
a. Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ
bé nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài tho “Chiều tối”, hình ảnh
người lao động, “cô gái xay ngô” nổi bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức
tranh thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng của bức tranh, chi phối toàn bộ
khung cảnh nước non sơn thuỷ.
b. Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta nhận thấy tư tưởng,
hình tượng thơ luôn có sự vận động khoẻ khoắn, đó là sự vận động từ bức tranh
thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp từ
tàn lụi đến sự sống.
Tóm lại
bài thơ mang đạm tính chất cổ điển, hiện đại mang đậm phong cách Hồ Chí Minh vì
thế bài thơ viết về chiều tối mà không âm u mà bừng sang ở đoạn cuối.
Đăng nhận xét