Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần
nổi bật: nội dung xã hội (đây là phần “hiểu” của TS) và cái đẹp được phản ánh
trong tác phẩm (đây là phần “cảm” của TS). Khi luyện thi đại học các em cần chú ý đến hai vấn đề này.
Hai phần này thường thống nhất với nhau.
Muốn nắm bắt, TS cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Ở
đây, môn văn đã gián tiếp đòi hỏi TS phải có kiến thức về lịch sử, nếu không sẽ
khó mà phân tích đúng được theo yêu cầu của đề thi đại học.
Về văn xuôi, nhất định các bạn phải nắm
được diễn biến câu chuyện, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay
quanh nhân vật trung tâm đó. Về thơ, phải nắm được cảm hứng chủ đạo của nhà
thơ, những hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc. Như vậy việc ôn thi đại học môn Văn sẽ không còn là điều ám ảnh với bạn nữa.
Những năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT thực hiện đề
thi đại học theo kiểu “ba chung”, tôi để ý thấy thường có ba câu hỏi với cơ cấu số điểm
là 2-3-5. Câu 2 điểm thường mang tính chất học thuộc lòng, kiểm tra kiến thức
như: nêu hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm, sự nghiệp văn chương, phong cách
văn chương, tiểu sử của một tác gia nào đó. Ở câu này, mấy năm trước đáp án của
bộ cho phép TS trả lời theo hình thức gạch đầu dòng. Nhưng tôi khuyên các em
không nên viết theo cách ấy vì tâm lý người chấm thi môn văn đánh giá rất thấp
kiểu viết gạch đầu dòng.
Câu 3 điểm nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ
đoạn văn hoặc đoạn thơ (bình giảng), xem TS có đủ tinh tế, nhạy cảm, có phát hiện
cái hay, cái đẹp của tác phẩm hay không. Câu 5 điểm trong đề thi đại học đòi hỏi TS có kiến thức
mang tính chất tổng hợp, làm nổi bật tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.
TS cần lưu ý thêm là một tác phẩm văn
chương luôn bao gồm hai mặt cần “mổ xẻ”: nội dung và hình thức. Rất ít khi đề
thi yêu cầu trực tiếp TS làm rõ hai mặt này. Tuy nhiên, trên thực tế, để giải
quyết vấn đề nào đó của đề thi đại học, trong quá trình đi vào nội dung nhất thiết phải
trình bày nội dung đó được biểu đạt bằng những phương tiện nghệ thuật nào.
Đăng nhận xét