Luyện thi THPT quốc gia môn Địa: Dân cư và nguồn lao động
a.
Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
-
Theo số liệu thống kê, dân số nước ta là
84.156.000 người (2006). Về dân số, nước ta đứng hàng thứ ba ở khu vực Đông Nam
Á và hàng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
Dân
số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân đông, nước
ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều
kiện nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh
tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nước
ta có 54 dân tộc anh em, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện
nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta
vẫn còn có sự chênh lệch. Vì vậy, phải chú trọng hơn nữa đển việc phát triển
kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.
b. Dân số nước ta tăng nhanh
Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó
xảy ra ở nước ta từ cuối những năm 50 của thế kú XX. Tuy nhiên, ở từng vùng
lãnh thổ, từng thành phần dân tộc, mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên
phạm vi toàn quốc, dân số nước ta đã tăng gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người
trong vòng 25 năm (1960 – 1985).
Hiện nay, do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hoá gia đình, dân số ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống, tuy còn
chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người
Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng
cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
c. Dân số nước ta thuộc loại trẻ
Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân năm 2005 của nước
ta là:
+ Dưới độ tuổi lao động: 27,0%
+ Trong độ tuổi lao động: 64,0%
+ Ngoài độ tuổi lao động: 9,0%
Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm
khoảng 50% tổng số dân. Hàng năm xã hội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới
d. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều
- Giữa đồng bằng với trung du miền núi
Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển
với mật độ dân số rất cao (đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2 – 2006).
Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều (Tây Nguyên là 89 người/km2,
Tây Bắc là 69 người/km2).
- Giữa thành thị với nông thôn: 73,1% số dân sinh sống ở nông thôn, còn ở
thành thị chiếm 26,9 % (2005)
Sự phân bố không đồng đều của dan cư
là do tác động của nhiều yếu tố như: lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh
tế -xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước v.v… Tính
chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng
vùng lãnh thổ.
Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn
cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện
có ở mỗi vùng.
Tiểu kết:
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Với
số dân đông nước ta có nguồn lao động dồi dào. Đồng thời đây cũng là thị trường
tiêu thụ rộng lớn. Vì vậy, cần phải có chiến lược phát triển dân số hợp lí và
sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
3.
Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
- Việc đổi mới
kinh tế - xã hội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệ thống chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Đây cũng chính là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc
định hướng phát triển nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội chủ yếu đang
đặt ra ở nước ta.
- Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá,
tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa được hình thành; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng
cao.
- Để thực hiện
chiến lược đổi mới, mục tiêu quan trọng là vấn đề tạo vốn. Ngoài chính sách huy
động vốn trong nước, chính sách mở cửa và luật đầu tư đã ra đời và đang phát
huy tác động trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Việt Nam được coi là một thị trường khá hấp dẫn, là nơi
đang có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đến đầu tư.
b. Cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng
b.1. Nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất
– kỹ thuật có trình độ nhất định để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước
- Trong nông nghiệp, cả nước có gần 5300 công
trình thuỷ lợi, trong đó có khoảng 3000 trạm bơm. Các công trình này đã góp
phần vào việc chủ động tưới nước cho 4,8 triệu ha và tiêu nước cho 52 vạn ha.
Ngoài ra phải kể đến nhiều cơ sở bảo vệ thực vật, thú ý, nghiên cứu giống, nhân
giống và tạo ra nhiều giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái, kỹ thuật
nuôi trồng cho năng suất cao.
- Trong công
nghiệp, cả nước có 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương, 590.246 cơ sở sản
xuất ngoài quốc doanh – (tính đến hết năm 1998). Một số ngành công nghiệp khai
thác (than, dầu khí), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, giấy v.v…), xi
măng.
- Mạng lưới giao
thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng lên trung du và
miền núi. Dọc vùng duyên hải là hệ thống cảng biển, trong đó
đáng kể nhất là các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Về
phương diện lãnh thổ, các trung tâm công nghiệp quan trọng (Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh) và một số vùng chuyên canh (lúa, cây công nghiệp) có quy mô lớn,
thật sự trở thành bộ khung cho việc hình thành các vùng kinh tế.
b.2.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật
chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trừ
một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng, trình độ kỹ thuật và công nghệ của nước
ta nói chung còn lạc hậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành
còn phổ biến. Kết cấu hạ tầng vẫn đang ở tình trạng kém phát triển.
b.3.
Để tạo tiền đề cho sự phát triển, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở
vật chất – kỹ thuật là một vấn đề cấp thiết.Vì vậy, cần phải đầu tư theo chiều
sâu kết hợp giữa hiện đại hoá và phát triển đồng bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật
sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội nước ta tiến kịp trình độ chung của
thế giới
Đăng nhận xét