Luyện thi THPT quốc gia môn Địa: Một số
thiên tai chủ yếu ở VN và cách phòng tránh thiên tai
a. Bão
- Mỗi năm nước ta có từ 8 - 10 cơn
bão, trong đó từ 3 đến 4 cơn đổ bộ vào đất liền.
- Mùa bão từ
tháng 7 đến tháng 12, có năm còn sớm hơn. Bão tập trung nhiều nhất là tháng 9
sau đó là tháng 10 và 8 (3 tháng chiếm 70% số cơn bão cả năm).
-
Vùng tập trung nhiều bão nhất là từ Thanh Hoá đến Quy Nhơn. Nam Bộ rất
ít bão và chỉ xảy ra vào các tháng cuối năm.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc
vào Nam.
- Đi kèm với bão thường là mưa lớn,
gió mạnh, lũ lớn, sóng to, nước biển dâng cao.
b. Ngập úng
- Nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn.
- Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là
Đồng bằng sông Hồng tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng ngập nhiều do
đất thấp, mật độ dân cư quá cao và nhất là do hệ thống đê.
- Đồng bằng sông Cửu Long ngập là do
mưa lớn, đất thấp và triều cường.
c. Lũ quét
- Xảy ra ở những lưu vực sông suối
miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, mặt đất
dễ bị bóc mòn khi xảy ra mưa lớn.
- Miền Bắc lũ quét xảy ra từ tháng 6
đến tháng 10 ở vùng miền núi thuộc lưu vực các sông Đà (Sơn La, Lai Châu), Thao
(Bắc Cạn, Thái Nguyên) Cầu, Thương (Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh).
- Miền Trung thường diễn ra từ tháng
10 đến tháng 12 kéo dài từ Hà Tĩnh cho đến Đông Nam Bộ.
d. Hạn hán
- Xảy ra ở nhiều nơi nhất là những
vùng ít mưa (cực Nam Trung Bộ) và những vùng có mùa khô kéo dài (Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long).
- Ở các thung lũng khuất gió ở miền
Bắc (Yên Châu, Sông Mã, Lục Ngạn), hạn hán chỉ xảy ra 2 - 3 tháng, ở các vùng
có mùa khô diễn ra 4 - 5 tháng còn vùng cực Nam Trung Bộ kéo dài hơn nửa năm.
e. Động đất
- Nước ta nằm gần vành đai động đất
lớn của thế giới nên chịu ảnh hưởng của động đất, tuy nhiên động đất ở nước ta
không mạnh.
- Động đất diễn ra ở các đứt gãy như
vùng Tây Bắc, Đông Bắc. Nam Bộ động đất rất yếu, Trung Bộ ít động đất, chỉ diễn
ra yếu ở vùng Nghệ An và ven biển Nam Trung Bộ.
Các biện
pháp phòng tránh
a. Bão
- Công tác dự báo thời tiết giữ vai
trò quan trọng hàng đầu.
- Trang bị phương tiện thông tin cho
ngư dân nhất là những người đánh bắt xa bờ.
- Thường xuyên XD, củng cố hệ thống
đê biển. Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Chống bão gắn liền với chống lụt,
úng, lũ quét, xói lỡ.
b. Ngập úng
- Xây dựng các trạm bơm để tiêu nước,
nạo vét khai thông dòng (ĐB sông Hồng).
- Xây dựng các công trình ngăn mặn
(Đồng bằng sông Cửu Long).
c. Lũ quét
- Quy hoạch các điểm dân cư, quản lí
sử dụng đất đai hợp lí.
- Xây dựng các hệ thống báo động ở vùng
có nguy cơ.
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
- Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, trên các sườn dốc.
c. Hạn hán: Xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi.
d. Động đất
- Công tác dự báo giữ vai trò hết sức quan trọng.
- Việc xây dựng các công trình cần được tính toán phù hợp.
Đăng nhận xét