Luyện thi THPT quốc gia môn Địa: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Thiên nhiên phân hóa theo vĩ độ (Bắc - Nam)
a. Nguyên nhân
- Sự phân hóa B – N chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Góc nhập xạ tăng từ B vào N => Nhiệt độ cũng tăng từ B vào N
- Bên cạnh đó còn có sự tham gia của địa hình và hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa ĐB làm cho sự phân hóa B – N càng sâu sắc thêm
b. Biểu hiện của sự phân hóa B – N
*  Phần lãnh thổ phía B (từ dãy Bạch Mã trở ra)
Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Khí hậu nhiệt đới: to TBn: > 20oC, ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, có 3 tháng to < 18oC, mùa đông lạnh kéo dài, biên độ nhiệt năm lớn
- Cảnh quan tiêu biểu: Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có nhiều loài ôn đới: sa mu, pơ mu, thông…
* Phần lãnh thổ phía N (từ dãy Bạch Mã trở vào)
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa
- Khí hậu quanh năm nóng: to TBn: > 25oC, không có tháng nào to < 20oC, biên độ nhiệt năm nhỏ, có 2 mùa: mưa và khô rõ rệt
- Cảnh quan tiêu biểu: rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng có nhiều loài xích đạo, nhiều loài rụng lá vào mùa khô như cây họ dầu…

Luyện thi THPT quốc gia môn Địa: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Thiên nhiên phân hóa theo kinh độ (Đông - Tây)
            a. Nguyên nhân
            - Do mức độ ảnh hưởng của biển vào đất liền (độ lục địa)       
- Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa và địa hình, đặc biệt là bức chắn địa hình => thiên nhiên thay đổi từ Đ sang T
            b. Biểu hiện của sự phân hóa Đ – T
Từ Đ sang T (biển vào đất liền) thiên nhiên phân hóa thành 3 dải:       
- Vùng biển và thềm lục địa:
+ Vùng này rộng gấp 3 lần phần đất liền
+ Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi kề bên và bờ biển
+ Thiên nhiên vùng biển đa dạng, giàu có
- Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên cũng thay đổi, tuy thuộc vào vùng biển phía Đ và vùng núi phía T
            + Đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ rộng, các bãi triều thấp, bằng phẳng, thềm lục địa rộng và nông, thiên nhiên trù phú theo mùa
            - Đồng bằng ven biển Trung bộ: hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khủy, thềm lục địa hẹp, sâu, có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cồn cát, kém màu mỡ
            - Vùng đồi núi phía T: phức tạp, mỗi khu vực có độ cao, hình thái và hướng khác nhau:
            + Vùng núi Đông Bắc: đồi núi thấp, hướng vòng cung, cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt gió mùa
            + Vùng núi Tây Bắc: núi cao, hướng TB – ĐN, cảnh quan giống ôn đới
            + Vùng núi Đ Trường Sơn: núi thấp và trung bình, dốc xuống biển, mùa hè khô nóng, mưa nhiều vào mùa thu đông
            + Tây Nguyên: có mùa mưa và khô sâu sắc, cảnh quan rừng nội chí tuyến.
Thiên nhiên phân hóa theo đai cao
            a. Nguyên nhân        
            - Do độ cao của địa hình
            - Do ảnh hưởng của gió mùa ĐB nên mức độ và tính chất của đai cao mỗi vùng cũng khác nhau
            b. Đặc điểm đai cao:Nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên có 3 đai chủ yếu:
            * Đai nhiệt đới gió mùa
            - Độ cao: 0 – 600, 700m (miền B); 0 – 900, 1000m (miền N)
            - Các điều kiện tự nhiên của đai này:
            + Khí hậu: mùa hạ nóng t0 TB tháng > 25oC, độ ẩm từ khô - ẩm ướt
            + Đất phù sa chiếm 24%, đất feralít chiếm >60%
            + Sinh vật : điển hình là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh ở vùng đồi núi thấp, mưa nhiều. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, nửa rụng lá, rừng thưa, rừng ngập mặn, phèn…
            * Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
            - Độ cao: 600 – 2600m (miền B); 900 – 2600m (miền N)
            - Các điều kiện tự nhiên của đai này:
            + Khí hậu: mát mẻ, không có tháng nào to > 25oC, mưa nhiều, độ ẩm lớn
            + Từ 600 – 1700m: rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralít có mùn
            + Trên 1700m rừng phát triển kém, độ ẩm cao, rêu địa y nhiều, đất mùn.
            * Đai ôn đới gió mùa trên núi
            - Độ cao > 2600m ( chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
            - Khí hậu ôn đới, quanh năm to <15oC, mùa đông < 5oC, thực vật ôn đới, đất mùn thô.
Các miền địa lí tự nhiên

Miền B và ĐB Bắc bộ
Miền TB và BTB
Miền NTB và Nanm bộ
- Từ s.Hồng trở về phía Đông
- Đặc điểm cơ bản:
+ Vùng đồi núi thấp, hướng vòng cung, thung lũng và đồng bằng rộng
+ Địa hình BB đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Đáy biển nông
+ Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa ĐB, có mùa đông lạnh kéo dài
+ TN KS giàu có: than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đá vôi, dầu khí ...
- Khó khăn: thời tiết biến động, chịu ảnh hưởng của bão
- Từ s.Hồng trở về phía N đến dãy Bạch Mã
- Đặc điểm cơ bản:
+ Vùng núi cao, hướng TB - ĐN, thung lũng và đồng bằng hẹp, có nhiều cao nguyên, lòng chảo thuận lợi cho chăn nuôi
+ Bờ biển, thềm lục địa hẹp, sâu, nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp có giá trị du lịch.
+ Gió mùa ĐB bị giảm sút do hướng núi chắn gió, nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa TN => mùa hè khô và nóng
+ Rừng còn nhiều ở phía T, KS giàu: sắt, thiếc, Crôm, ti tan, apatit ...
- Khó khăn: bão nhiều, mạnh, khô nóng, hạn hán, trượt lở đất...
- Từ dãy Bạch Mã về phía N
- Đặc điểm cơ bản:
+ Địa hình phức tạp: có núi, cao nguyên và đồng bằng rộng lớn
+ Bờ biển khúc khủy, nhiều vũng vịnh, nhiều đảo ven bờ
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm thấp, có mùa mưa và mùa khô  sâu sắc
+ TN giàu có: Đất đai, rừng, biển, KS: dầu khí, bô xít ...
- Khó khăn: bão, ngập lụt, hạn vào mùa khô…


Đăng nhận xét

 
Top