Luyện thi THPT môn Địa: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam - Đất nước nhiều đồi núi
Đặc điểm chung của địa hình
a. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4
- Đồi núi có độ cao < 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao > 2000m chỉ chiếm 1%
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo làm trẻ và có tính phân bậc rõ rệt
- Địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN
- Đồi núi chạy theo 2 hướng chính:
+ Hướng TB – ĐN: vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
+ Hướng vòng cung: vùng Đông Bắc và Nam Trường Sơn
c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Các quá trình xâm thực, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ phát triển mạnh mẽ
- Quá trình cácxtơ phát triển mạnh
- Lớp vỏ phong hóa và lớp phủ sinh vật dày
d. Địa hình VN đã chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Các hoạt động của con người: khai mỏ, giao thông, thủy điện, nông nghiệp, công nghiệp… đều tác động đến địa hình
- Làm xuất hiện nhiều kiểu dạng địa hình mới cả âm và dương => biến đổi cảnh quan
Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi:
* Những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc


Yếu tố
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Ranh giới
Từ đứt gãy s.Hồng ra phía Đông

Từ đứt gãy s.Hồng về phía T, phía N đến thung lũng s.Cả

Độ cao và hình thái
- Núi thấp: hTB: 500 – 600m
- Địa hình thấp dần từ TB – ĐN: các dãy núi cao đồ sộ ở giáp biên giới Việt – Trung, càng về ĐN núi càng thấp dần, thung lũng rộng
- Vùng núi và cao nguyên cao nhất nước ta: h trên 2000m
- Hình thái núi rất trẻ: núi cao, thung lũng hẹp, sườn rất dốc

Hướng núi
Hướng núi chủ yếu là vòng cung như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

 - Núi, cao nguyên, thung lũng đều chạy thẳng tắp theo hướng TB - ĐN như: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao
- Các cao nguyên: Tà Phình, Xin Chải, Sơn La, Mộc Châu

*. Những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn

Yếu tố
Vùng núi Bắc Trường Sơn
Vùng núi Nam Trường Sơn
Ranh giới
Từ S. Cả đến dãy Bạch Mã

Từ Bạch Mã đến cực Nam Trung Bộ
Độ cao và hình thái
Hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa:
- Bắc là vùng núi cao Tây Nghệ An
- Nam là vùng núi trung bình Tây Thừa Thiên Huế
- Giữa vùng núi thấp Quảng Bình
- Núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh trên 2000m, dốc đứng xuống đồng bằng ven biển
- Hệ cao nguyên xếp tầng điển hình, độ cao từ 500 – 800 – 1000 – 1500m, được phủ lớp ba zan dày

Hướng núi
Gồm nhiều dãy chạy song song và so le theo hướng TB – ĐN như: Pu lai leng – Rào Cỏ, Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoành Sơn, Bạch Mã
- Hướng núi có 2 đoạn: đoạn đầu hướng B – N, đoạn cuối hướng ĐB – TN
- Các cao nguyên: Plây Ku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh


b. Khu vực đồng bằng
b.1. Đồng bằng châu thổ
            Nước ta có 2 đồng bằng châu thổ lơn là: ĐBSH và ĐBS. Cửu Long
* Giống nhau
- Đều là hai đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp trên vịnh biển nông, thềm lục địa rộng
- Địa hình tương đối bằng phẳng
- Đều có đất phù sa màu mỡ
Khác nhau

Yếu tố
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích
Diện tích: 15.000 km2

Diện tích: 40.000 km2
Địa hình
- Do bồi tụ phù sa của s.Hồng
- Địa hình cao ở rìa phía T, TB, thấp dần ra biển.
- Có hệ thống đê điều nên bề mặt bị chia cắt thành các ô: có khu ruộng cao, có vùng trũng ngập nước


- Do bồi tụ phù sa của s. Cửu Long
- Địa hình rất thấp và bằng phẳng, nên dễ ngập nước vào mùa mưa và ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
- Không có hệ thống đê điều, nhưng hệ thống kênh rạch chằng chịt
Đất đai
- Đất trong đê ko được bồi tụ thường xuyên, khai thác lâu đời  đất dễ bạc màu.
- Đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên, đất rất tốt
- Đất phù sa được bồi tụ hàng năm nên rất màu mỡ.
- Do thấp nên 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn và đất phèn


b.2. Dải đồng bằng ven biển miền Trung
- Tổng diện tích: 15.000 km2
- Địa hình ĐB hẹp ngang và bị núi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ:
+ Hạ lưu của các con sông lớn thì đồng bằng tương đối rộng như đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, Nam – Ngãi – Định
+ Vùng ven biển thềm lục địa hẹp, núi ăn lan sát biển thì đồng bằng rất nhỏ hẹp như đồng bằng  Bình - Trị - Thiên, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận...
+ Địa hình đồng bằng thường có 3 dải: Giáp biển là cồn cát, đầm phá. Giữa là vùng trũng thấp. Trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng
- Đất đai không màu mỡ lắm: Ở những đồng bằng hạ lưu sông đất phù sa tương đối màu mỡ, ở những đồng bằng ven biển chủ yếu là đất cát, kém màu mỡ.
Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình đối với sự phát
 triển KT - XH nước ta
KV địa hình
Thế mạnh
Hạn chế
Khu vực đồi núi
- Có nhiều khoáng sản: than, sắt, thiếc, đồng, chì, vàng, bạc..
- Nhiều rừng và đất trồng, cao nguyên đồng cỏ có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi...
- Sông suối có giá trị thủy điện
- Nhiều tiềm năng du lịch
- Quá trình bào mòn, rửa trôi, xâm thực mạnh
- Nhiều thiên tai như lũ quét, trượt đất, động đất, sương giá, sương muối, mưa đá xảy ra
- Rừng bị tàn phá nặng nề
Khu vực đồng bằng
- Đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm đa dạng
- Địa hình tạo thuận lợi cho phát triển GT đường bộ, đường sông và phát triển công nghiệp
- Nhiều nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, lâm sản
- Bão, lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra
- Đất đai bị bạc màu, phèn mặn...


Đăng nhận xét

 
Top