Với mình hai môn Sử Địa tựa như hai gánh nặng. Nhưng với nỗ lực
không biết mệt mỏi cuối cùng mình cũng đã tìm ra giải pháp:
Thứ nhất, không coi nó là một áp lực mà coi đó là niềm vui đề
thỏa mãn nhu cầu khám phá kho tri thưc rộng lớn trong mỗi chúng ta. Một khi ta
tìm được niềm vui trong đó, chẳng có gì là không thể.
Thứ hai, dành cho những người không đủ khả năng để học thuộc
lòng toàn bộ những gì ghi trong sách giáo khoa. Đừng bận tâm tới điều đó vì hầu
hết chúng ta đều như thế và mình cũng chẳng nằm ngoại lệ. Hãy dừng một tờ giấy
A4 hoặc có thể to hơn thế, vẽ một trục thời gian và điền các sự kiện lên đó với
môn lịch sử, và sử dụng sơ đồ cây với môn địa lí, dung những màu sắc bạn thích,
hay chính xác hơn là lôi cuốn được sự tập trung của bạn và tạo ra trong bạn sự
thích thú để điền thông tin vào những so đồ đó.
Nhớ là chỉ ghi vắn tắt. Đừng biến nó thành bản sao của SGK hay những
tài liệu tham khảo. Mỗi lần ghi là một lần giúp bạn nhớ được kiến thức một cách
dễ dàng.
Thứ ba, tập trung tối đa trên lớp, mặc dù điều này có vẻ như chỉ
là lí thuyết suông bởi như vậy bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian phải
học bài ở nhà bởi bạn đã nhớ nó từ ngay trên lớp rồi.
Thứ tư, bạn không nhất thiết phải ghi theo tất cả những gì giáo
viên đọc, cứ ghi theo cách bạn hiểu và bạn có thế tiếp thu dễ dàng nhất vì bạn
là người học chứ đâu phải giáo viên của bạn.
Thứ năm, bạn nên dung những mẩu giấy nhỏ nhiều mầu ghi lại những
gì bạn hứng thú mà bạn mới đọc được ở đâu đó có ý nghĩa với bài học. Những sự
đào sâu suy nghĩ luôn được đánh giá cao đó bạn.
Thứ sáu, với riêng môn địa lí, nhất thiết bạn phải nắm được các
qui luật vẽ biểu đồ, cái gì thì dùng biểu đồ đường, biểu đồ tròn, như thế nào
thì dùng biểu đồ miền, cột chồng… và điều quan trọng nhất là nắm được cách đọc
Atlat sao cho hiệu quả nhất.
Chúc các bạn thành công!
Theo Mực tím
Đăng nhận xét