Kỳ thi quốc gia 2015: Các ĐH, CĐ có quyền tự lựa chọn môn thi tuyển sinh riêng. Trường hợp muốn bỏ hẳn
khối thi truyền thống, trường phải thông báo công khai trước ít nhất 3 năm để học
sinh biết.
Tại hội nghị tổ chức tại TP Đà Lạt ngày 10/12, đề cập
đến các môn thi trong tuyển sinh ĐH, CĐ, Cục phó Khảo thí Kiểm định Chất lượng
giáo dục Trần Văn Nghĩa cho biết, Luật Giáo dục đại học và Nghị quyết 29 đã khẳng
định quyền tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Điều đó có nghĩa
các trường ĐH, CĐ có quyền tự lựa chọn môn thi tuyển sinh của trường mình thay
cho các môn thi theo khối mà Bộ quy định chung cho tất cả trường như trước đây.
"Xu thế thay đổi này là khách quan, phù hợp với
yêu cầu ngày càng cao về đào tạo nguồn nhân lực", ông Nghĩa khẳng định.
Tuy nhiên, để không gây xáo trộn cho học sinh, bên cạnh
việc đề xuất khối thi mới theo nguyên tắc nhất định, Bộ GD&ĐT yêu cầu các
trường ĐH, CĐ duy trì khối thi truyền thống. Việc bỏ các khối thi truyền thống
này của trường phải được thông báo công khai cho học sinh biết trước ít nhất 3
năm.
Thí
sinh thi tối đa 8 môn
Theo dự thảo quy chế thi, thí sinh phải làm 4 bài thi tối thiểu, phổ biến là 5-6
bài, cá biệt nhiều nhất là 8 bài. Trong đó, để được xét công nhận tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu),
gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một môn do thí sinh tự chọn
trong số các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Kết quả 4 môn này được sử dụng kết hợp với điểm
trung bình cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt
nghiệp THPT, đồng thời cũng được sử dụng để tuyển sinh vào ngành phù hợp của
các trường ĐH, CĐ (nếu trường sử dụng các môn này để tuyển sinh).
Ngoài ra, để có thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường
ĐH, CĐ, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn tự chọn khác. Thí sinh đã tốt
nghiệp THPT các năm trước chỉ thi các môn phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ. Thí
sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng
dạy học, được chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn.
Đăng
ký dự thi thế nào?
Bộ GD&ĐT cho biết, dự kiến việc đăng ký dự thi của
kỳ thi quốc gia 2015 sẽ giống như
các năm trước, chỉ bổ sung việc đăng ký môn thi nào, thi ở cụm nào, mục đích dự
thi làm gì (chỉ để tuyển sinh, hoặc chỉ để xét tốt nghiệp THPT). Thời gian đăng
ký dự thi là khoảng tháng 3.
Học sinh phổ thông sẽ đăng ký tại trường đại học.
Thí sinh tự do đăng ký tại điểm do Sở GD&ĐT quy định, sau đó chuyển cho cụm
thi và Bộ GD&ĐT.
Năm 2015, kỳ
thi THPT quốc gia sẽ diễn ra vào các ngày 9-12/6.
Đăng nhận xét