Kỳ thi quốc gia 2015: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc Gia
Năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức kì thi riêng bằng bài thi đánh giá năng lực. Kết quả của bài thi dùng để tuyển sinh vào các trường thành viên của ĐHQGHN. Dưới đây là cấu trúc đề thi tuyển sinh vào ĐHQGHN năm 2015.

Đề thi của "Bài thi đánh giá năng lực" gồm có 2 phần, có 140 câu hỏi cho mỗi thí sinh:
Phần bắt buộc: gồm 100 câu
+ Tư duy định lượng: 50 câu, kiến thức Toán học
+ Tư duy định tính: 50 câu, Kiến thức Ngữ văn
70% kiến thức tập trung vào lớp 12, 20% lớp 11, 10% lớp 10.
Phần tự chọn: thí sinh chọn một trong 2 phần, mỗi phần 40 câu
+ Tư duy định lượng: Kiến thức Lí, Hoá, Sinh
+ Tư duy định tính: Lịch sử, Địa lí, GDCD
Kiến thức nằm trong chương trình 12 (70%) và 11 là 30%.
cau truc de thi dai hoc quoc gia ha noi 2015

Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực để tuyển sinh vào ĐHQG Hà Nội từ năm 2015 theo phương án tuyển sinh riêng:

Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc Gia

I. PHẦN BẮT BUỘC: Thí sinh phải làm 2 bài thi sau:

* Bài thi tư duy định lượng (Toán học): Kiến thức đại số, hình học, giải tích, thống kê và xác suất sơ cấp; 50 câu hỏi được chia làm 2 dạng: Câu hỏi lựa chọn đáp án và câu hỏi tự tìm ra đáp án.

* Bài thi tư duy định tính (Văn học): Gồm 50 câu, kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lí, văn hoá, xã hội. Dạng câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp án.

II. PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh được chọn 1 trong 2 phần:

Phần Khoa học Tự nhiên: Kiến thức Lí - Hoá - Sinh; thí sinh sẽ làm các câu hỏi vật lí: Cơ học, điện học, quảng học, từ trường, vật lí hạt nhân; Hoá học: Hoá học hữu cơ, vô cơ, đại cương; Sinh học: sinh học cơ thể, di truyền, biến dị, tiến hoá....; Dạng câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng trong các đáp án đưa ra.

Phần Khoa học Xã hội: Kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử việt nam; Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành kinh tế, vùng kinh tế, nhà nước pháp luật, kinh tế CNH-HĐH đất nước, các chính sách về văn hoá, giáo dục, quốc phòng an ninh...; Dạng câu hỏi ĐỌC HIỂU và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Lưu ý:
- Bài thi đánh giá năng lực là bài thi tổng hợp toàn diện các kiến thức, thí sinh cần phải thực hiện cả phần bắt buộc và tự chọn. Để làm được bài thi thí sinh không chỉ học thuộc, nhớ các kiến thức trong sách giáo khoa mà cần vận dụng, phân tích các kiến thức đó vào đời sống xã hội. Nắm bắt được các vấn đề trọng tâm của xã hội.
- Thời gian thi: Kỳ thi tổ chức 2 lần: Lần 1 tháng 5; Lần 2 vào tháng 7.
- Địa điểm thi: Tổ chức thi ở các điểm thi của tỉnh, thành tại các phòng thi được chuẩn hóa.

- Tổng thời gian làm bài của 3 bài thi: 195 phút

Đăng nhận xét

 
Top