Đây là những chuyên đề quan trọng nằm trong cấu trúc đề thi đại học môn Vật lí. Hiểu rõ về cấu trúc các chuyên đề này giúp bạn xác định được "trọng tâm" ôn tập trước kì thi.
CHUYÊN ĐỀ: SÓNG CƠ
Sóng cơ học |
Nội dung trọng tâm:
1. Sự truyền sóng
+ Nắm được các khái niệm cơ bản: thế nào là sóng cơ, sóng ngang, sóng dọc.
+ Nắm được công thức liên hệ giữa chu kì T, tần số f, tốc độ v và bước sóng , là
+ Nắm được công thức độ lệch pha của 2 điểm bất kì trên một phương truyền sóng.
2. Giao thoa sóng cơ
+ Công thức xác định điểm giao thoa cực đại, cực tiểu.
+ Các bài toán cơ bản về xác định số điểm giao thoa cực đại, cực tiểu trên hai nguồn, trên một đoạn thẳng cho trước trên trường giao thoa.
3. Sóng dừng
+ Nắm được đặc điểm sóng dừng, sóng dừng hai đầu cố định, sóng dừng với một đầu cố định, một đầu tự do
+ Điều kiện xảy ra sóng dừng .
4. Sóng âm
+ Nắm được các đặc trưng vật lí của âm: các đại lượng tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm và công thức xác định.
+ Nắm được các đặc trưng sinh lí của âm: độ cao, độ to, âm sắc gắn liền với đặc trưng vật lí vào của âm
+ Nắm và hiểu rõ các công thức về cường độ âm, mức cường độ âm.
>> Phân tích: Sóng cơ là một trong những chuyên đề nằm trong chương trình thi đại học; trong đề thi đại học hàng năm số câu hỏi thuộc chuyên đề này khoảng 5,6 câu (chiếm 1-1,2 điểm). Nội dung 2 (Giao thoa sóng cơ) thường xuất hiện các câu hỏi khó; các nội dung còn lại thường là những câu hỏi không quá khó. Đối với những học sinh mục tiêu 5,6 điểm cần ôn luyện tốt các dạng bài thuộc nội dung 1,3,4 và các dạng bài dễ thuộc nội dung 2 (xác định số cực đại, cực tiểu trên đường bất kì)
CHUYÊN ĐỀ: ĐIỆN XOAY CHIỀU
Nội dung trọng tâm:
1. Mạch xoay chiều RLC
+ Nắm được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha); công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp. Từ đó, viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời đối với những dạng bài cơ bản
+ Nắm được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.
2. Máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa; máy phát điện xoay chiều
+ Máy biến áp
+ Máy phát điện xoay chiều 1 pha; 3 pha
+ Truyền tải điện năng đi xa.
>> Phân tích: Trong đề thi đại học có khoảng 11-12 câu hỏi thuộc chuyên đề này (2,2-2,4 điểm). Đây là chuyên đề “khó” nhất vì tỉ trọng số câu hỏi khó là lớn nhất trong tất cả các chuyên đề. Đối với những học sinh có mục tiêu 5,6 điểm thì chỉ nên luyện các dạng bài dễ thuộc nội dung 1; và cần chú trọng đến các dạng bài nội dung 2.
CHUYÊN ĐỀ: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Nội dung trọng tâm:
1. Mạch dao động LC
Nắm vững các giá trị tức thời: u, i, q trong mạch LC, quan hệ giữa các giá trị cực đại, độ lệch pha giữa chúng
2. Sóng điện từ.
>> Phân tích: Chuyên đề này là một trong những chuyên đề dễ; thường dao động 5,6 câu trong đề thi. Với học sinh mong muốn 5,6 điểm môn Vật lí, thì đây là chuyên đề trọng tâm mà học sinh cần ôn luyện
=> Tham khảo bài giảng trong CHUYÊN ĐỀ I "DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ"; CHUYÊN ĐỀ 2 "ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ" trong khoá luyện thi đại học KIT-3 môn Vật Lí do thầyĐặng Việt Hùng giảng dạy để nắm sâu, hiểu kĩ về các chuyên đề này trước khi bước vào kì thi ĐH, CĐ 2014.
Nguồn: Bí kíp thi đại học
Đăng nhận xét