Nắm rõ được nội dung, cấu trúc và tỉ trọng của chuyên đề trong bài thi đại học sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức một cách khoa học và đạt hiệu quả tối đa trong quá trình ôn luyện.
-  Ví trí của chuyên đề: Kiến thức chuyên đề cơ chế di truyền biến dị ở cấp độ phân tử nằm trong phần nội dung chương I – Cơ chế di truyền và biến dị thuộc phần di truyền học sách giáo khoa Sinh học 12.

-  Tỉ trọng trong đề thi đại học: Thường gồm 6-7 câu, chiếm khoảng 12 – 15%, đây là một trong những phần các em có thể đạt điểm tối đa nếu nắm chắc được kiến thức.

-  Nội dung trọng tâm của chuyên đề: Hệ thống hóa những kiến thức về cấu trúc và hoạt động chức năng của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, ARN, Protein); làm rõ về quá trình nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, sinh tổng hợp protein, điều hòa hoạt động gen và đột biến xảy ra ở cấp phân tử.

Luyện thi đại học môn Sinh: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

-  Ở chuyên đề này các em cần nắm chắc những vấn đề sau:
Cấu trúc và hoạt động của gen (nhân đôi AND, phiên mã, dịch mã)
Cấu trúc của AND; ARN; Protein.
Trình bày được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền; giải thích được tại sao mã di truyền là mã bộ ba.
So sánh được quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã của AND ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn
Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế phát sinh các dạng đột biến gen.
Trình bày và so sánh được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.
Nắm được các công thức giải các dạng bài tập về  AND, ARN, Protein, bài tập về nhân đôi AND, phiên mã, dịch mã; bài tập về đột biến gen.
-    Khi học chuyên đề này, các em cần chú ý so sánh các quá trình, các cơ chế ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn, tìm mối liên hệ giữa các quá trình sinh học diễn ra ở cấp độ phân tử để có thể nhớ lâu hơn kiến thức. Mặt khác, các em cũng phải nắm vững những công thức tính toán để có thể vận dụng giải quyết các dạng bài tập liên quan.

Đăng nhận xét

 
Top