05. Nội dung giao lưu trực tuyến “Để học tốt môn Toán và Hóa học”
Khách mời tham gia giao lưu gồm có:
-          Thầy Nguyễn Thượng Võ – nguyên giáo viên chuyên Toán trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam.
-          Thầy Phạm Ngọc Sơn – giáo viên môn Hóa học tại Trung tâm Hocmai.vn Trường Chinh, nghiên cứu sinh bộ môn Phương pháp giảng dạy, khoa Hóa học trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi để có thể nhận được chia sẻ, lời khuyên của các thầy về:
-          Kinh nghiệm để học tốt hai môn Toán và Hóa học.
-          Những thắc mắc liên quan đến những kiến thức thường gặp, những lưu ý khi làm bài thi hai môn Toán và Hóa học trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.
Nội dung giao lưu:
Em gặp không ít khó khăn khi giải bài tập lượng giác và hình học không gian. Thầy có thể trả lời giúp em phương pháp học thế nào để có thể định hướng giải trước những dạng toán đó? (Nguyễn Bích Thảo - Hải Dương, Hồ Thị Hòa - Nghệ An...)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Trong cấu trúc đề thi ĐH thường có câu số II.1 là về Phương trình lượng giác. Để giải quyết được thì các em phải nhớ các công thức lượng giác (công thức cos mũ 4a và cos mũ 6a, công thức tổng thành tích và ngược lại…). Còn muốn nhớ các công thức thì các em phải làm nhiều bài tập. Do thời gian chương trình có hạn nên sắp tới khóa Phương trình lượng giác của thầy khai giảng, thầy sẽ nói rõ hơn về vấn đê này.
Còn về Hình không gian thực ra bây giờ không khó và cũng không đòi hỏi cao lắm. Ngày xưa có nhiều bài khó như yêu cầu xác định thiết diện, quỹ tích trong hình học không gian,... Còn bây giờ chỉ tính thể tích khối đa diện. Công thức thể tích chỉ áp dụng được với hình chóp tứ giác.
Thưa thầy, trong cấu trúc đề thi có phần viết phương trình tiếp tuyến đi qua 1 điểm không ạ?  (saonovotinh_1675)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Chắc chắn là có em ạ. Các em cần phân biệt rõ 2 loại bài toán rất giống nhau về tiếp tuyến đó là: Tiếp tuyến tại 1 điểm trên đồ thị và tiếp tuyến đi qua 1 điểm cố định. Sự khác nhau cơ bản dễ nhận thấy đó là: Tiếp tuyến tại 1 điểm trên đồ thị thì chỉ có 1 và chỉ 1 tiếp tuyến với đồ thị tại đó (Kết quả là 1 phương trình đường thẳng). Còn đối với tiếp tuyến đi qua 1 điểm thì có thể điểm đó nằm trên đồ thị hay nằm ngoài đồ thị thì không cần quan tâm. Chỉ cần biết rằng khi đưa về điều kiện có nghiệm thì nó có thể không có nghiệm, có 1 nghiệm, 2 , 3... nghiệm.
Đề thi ĐH có thể hay ra vào phần: Tiếp tuyến, cực trị hay đơn điệu của hàm số…
Thầy Nguyễn Thượng Võ

Em chào thầy, thầy cho em hỏi: Ngày xưa các thầy đi học chắc cũng phải học 12 môn như chúng em bây giờ đúng không ạ? Vậy đối với những môn mình không thi (hay còn gọi là môn phụ) thì các thầy học như nào? (Nguyễn Gia Hiếu - Hà Nội)

Thầy Nguyễn Thượng Võ: Thực ra mà nói cần phải học toàn diện em à! Thầy thấy có rất nhiều em còn thi nhiều khối ví dụ A và B hay A và D chẳng hạn. Nên học thêm các môn khác. Trước kia trong quá trình học thầy phải thi tất cả các môn nên cần phải học đều. Hay như các em học bây giờ còn phải thi tốt nghiệp THPT trong khi môn thi Bộ GD-ĐT chỉ công bố trước kì thi vài tháng nên không thể chỉ tập trung vào một vào một vài môn được. Vậy nên các em hãy tập trung vào học đều các môn, không nên học lệch. Sau này các kiến thức đó còn áp dụng trong quá trình học Đại học sau này…
Không hiểu sao vào phòng thi em cứ run run, trong đầu trống rỗng chẳng có chữ gì, tâm lý thì đè nặng. Cho em hỏi làm thế nào để khắc phục được điều đó? ( buicuong0207@gmail.com, Trương Tiến Tài - Thanh Hóa)

Thầy Nguyễn Thượng Võ: Đọc lại đề tìm những câu mình giải quyết được. Làm thế mình sẽ bình tĩnh lại. Làm các câu đơn giản dễ ăn điểm thì dần dần mình sẽ vững dạ dễ dàng có tâm lí tốt hơn.
Em thấy trong đề thi đh gần đây thường có 8 điểm "dễ" và 2 điểm "khó", vậy thầy cho em hỏi theo xu hướng ra đề hiện nay thì những phần kiến thức nào sẽ có thể nằm trong 2 điểm khó lấy này, và xin thầy giới thiệu về cách ôn luyện cũng như những quyển sách hay về các phần kiến thức này!

Thầy Nguyễn Thượng Võ:Từ năm trước Bộ có ra quyết định là phần tự chọn em có thể chọn phần cơ bản và nâng cao. Thầy khuyên em nên chọn ban cơ bản cho các kiến thức nhẹ nhàng bớt đi. Còn các câu khó chỉ có từ 1-2 điểm không nên lao vào, thay vì mất thời gian vào việc ôn các câu khó đó em hãy tập trung ôn sang kiếnt hức Vật lí và Hóa để học và làm bài đều các môn. Học cơ bản thôi, không quan tâm vấn đề khó quá! Ăn chắc được phần chung là được rồi. Thầy chúc em thi tốt và đạt kết quả cao!
Thưa thầy, đối với em bây giờ thì áp lực là trở ngại lớn nhất dẫn tới con đường thành công của mình. Áp lực từ nhà trường, áp lực trong thi cử và đặc biệt nhất là áp lực từ phía gia đình, em lại là 1 học sinh trường chuyên. Ai cũng nói sau này em phải trường nọ, trường kia, họ không biết được rằng chỉ với những lời khen bóng bẩy như vậy đã gây ra cho em một áp lực quá lớn. Mà tất nhiên là em không thể khiến tất cả mọi người thay đổi được. Vậy em phải làm gì để vượt qua rào cản về tâm lý đó? (Vũ Đăng Hùng, Hải Phòng)

Thầy Nguyễn Thượng Võ: Em phải rèn cho mình sự tự tin, coi những áp lực đó là chuyện bình thường, không cần phải bận tâm tới nó quá nhiều. Quan trọng là dựa trên cơ sở của đề thi đại học, em cần xem mình còn thiếu những phần nào để bổ sung. Tự tin bằng những kiến thức mình có thì không có gì có thể gây áp lực được với em
Hiện nay các loại sách tham khảo rất nhiều, nhưng em không biết nên mua sách nào cho có chất lượng, các thầy có thể cho em biết em nên mua sách nào không ạ? (Lê Thùy Dương - Nghệ An)

Thầy Phạm Ngọc Sơn: Trước hết em cần xác định còn thiếu phần nào: Ôn luyện lý thuyết; Phương pháp giải nhanh; Luyện đề... từ đó lựa chọn sách tham khảo cho phù hợp. Không nên chọn quá nhiều cuốn sách cho một vấn đề. Em nên chọn các sách của các nhà xuất bản uy tín như NXB. Giáo dục, NXB. ĐH Quốc gia...
Em từng nghe giáo viên giảng về cách lập sơ đồ tư duy cho các môn học, việc này rất có hiệu quả nhưng việc này rất khó nhất là đối với các môn như Toán và Hoá, việc lập sơ đồ thường bỏ ý hay lập sai do kiến thức quá rộng. Em muốn hỏi làm cách nào để lập được các sơ đồ có tính chính xác cao mà ít bỏ hỏng kiến thức trong quá trình học và một vài ví dụ được không ạ vì trong trường học chính quy rất ít giáo viên dùng cách này để giảng bài (sam.0406)

Thầy Phạm Ngọc Sơn: Em nên lập một sơ đồ kiến thức cho mình dựa theo cấu trúc của đề thi đại học, từ đó học những phần mình còn thiếu như vậy sẽ không bị bỏ sót.
Em chỉ muốn xin 2 thầy cách tự học của 2 thầy như thế nào để có được như ngày hôm nay? Vì em biết thời như 2 thầy chủ yếu là tinh thần tự học, tất nhiên là có học hỏi từ thầy cô. Thầy giáo dạy Toán của em có nói là chúng em nên thành lập cách tự học 3 tiếng (ngồi học chăm chú trong 3 tiếng mà không giải lao) để quen dần với khi thi ĐH như thế có đúng không ạ? (Nguyễn Bình Phương Thảo - Nghệ An, Trần Thanh Hòa - HCM...)

Thầy Nguyễn Thượng Võ, thầy Phạm Ngọc Sơn: Cần phân chia thành các phần học, học tốt phần này rồi mới sang phần khác. Tổng hợp các kiến thức đã học bằng các đề thi.
Trong thời gian tự học không phải là thời gian ngồi học bao nhiêu mà thời gian em tập trung để học (Không quan tâm đến mọi việc xung quanh) mới là điều quan trọng.
Thầy cho em hỏi về các vấn đề sau ạ:
1. Nếu không đi thi học sinh giỏi, thì không nên lao vào những bài quá khó. Vậy thì nên dừng ở mức nào thì gọi là "không quá khó"? Và làm thế nào để từ bỏ suy nghĩ: thấy bài tập khó mới làm?
2. Làm sao để tránh các sai sót lặt vặt (nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quá trình làm bài) hay nói cách khác là rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài.
3. Áp dụng phương pháp vector vào giải toán (một số PT, HPT, BĐT, BPT và nhất là các bài hình học cổ điển) có làm cho bài toán trở nên rắc rồi hơn không? Và làm thế nào để biết khi nào phải dùng phương pháp này?
4. Làm sao để tìm bản chất hình học của 1 bài toán đại số: giải BĐT, BPT...)? (thanhson1995)
Thầy Nguyễn Thượng Võ:
1. Em nên xác định rõ mục tiêu cuối cùng là gì. Nếu chỉ vào ĐH thôi thì nên học các kiến thức đơn giản thôi. Nếu em chuyên Toán thì thầy không nói gì. Nếu chỉ thi ĐH thôi thì em chỉ làm các bài tập đơn giản thôi. Không nên kiêu hãnh với bạn bè là phải cứ làm bài khó. Cái quan trọng là đỗ ĐH là được rồi.
2. Sau khi làm xong bài thi em nên tranh thủ 1 chút thời gian để xem lại bài. Mình nên trình bày bài theo từng dòng 1 để sau này còn xem lại. Chú ý khi giản ước 2 vế nên đánh các kí tự khác nhau để dễ nhận thấy. Đồng thời dành cho mình thời gian để xem lại bài em nhé!
3. Áp dụng được phương pháp vector vào giải toán thì quá tốt. Ví dụ chứng minh 3 điểm cố định thẳng hàng thì có các cách khác nhau: Lập Phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm rồi thả điểm thứ 3 vào. Hay có thể áp dụng vecto này bằng k lần vectơ kia. Đặc biệt chú ý: Bài toán Hình học Không gian có thể áp dụng được hình giải tích vào bài toán đo bằng việc gắn tọa độ và áp dụng hệ thức về các vectơ để làm. Chúc em có phương pháp đúng!
4. Nói thực ra bây giờ rất ít sử dụng kiến thức này em ạ. Trong chương trình rất ít, chẳng hạn hệ thức lượng trong tam giác hay bất đẳng thức tam giác, Phương trình đường tròn. Nên vấn đề này em chỉ cần học sơ qua thôi em ah! Chúc em học tốt nhé!
Thầy Phạm Ngọc Sơn

Em là một học sinh lớp 12 chuyên Hóa. Thời gian này, em đang tập trung thời gian cho kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học sắp tới. Em thấy rằng việc học tôt kiến thức Hóa học để chuẩn bị cho kỳ thi này khác hoàn toàn so với cách học Hóa để làm tốt để thi đại học, vậy để có thể cân bằng giữa hai cách học để chuẩn bị cho hai kỳ thi đó có khó không ạ? (Đào Huyền Trang, trangtrang_08@xxxx)

Thầy Phạm Ngọc Sơn: Phần ôn thi học sinh giỏi sẽ giúp em nắm chắc kiến thức một cách bản chất. Để thi tốt đại học, em cần học thêm các phương pháp giải trắc nghiệm, đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng làm bài thi. Chắc chắn sẽ đạt điểm cao.
Em chào thầy, thầy cho em hỏi: Ngày xưa các thầy đi học chắc cũng phải học 12 môn như chúng em bây giờ đúng không ạ? Vậy đối với những môn mình không thi (hay còn gọi là môn phụ) thì các thầy học như nào? (Nguyễn Gia Hiếu - Hà Nội)

Thầy Nguyễn Thượng Võ: Thực ra mà nói cần phải học toàn diện em à! Thầy thấy có rất nhiều em còn thi nhiều khối ví dụ A và B hay A và D chẳng hạn. Nên học thêm các môn khác. Trước kia trong quá trình học thầy phải thi tất cả các môn nên cần phải học đều. Hay như các em học bây giờ còn phải thi tốt nghiệp THPT trong khi môn thi Bộ GD-ĐT chỉ công bố trước kì thi vài tháng nên không thể chỉ tập trung vào một vào một vài môn được. Vậy nên các em hãy tập trung vào học đều các môn, không nên học lệch. Sau này các kiến thức đó còn áp dụng trong quá trình học Đại học sau này…
Không hiểu sao vào phòng thi em cứ run run, trong đầu trống rỗng chẳng có chữ gì, tâm lý thì đè nặng. Cho em hỏi làm thế nào để khắc phục được điều đó? ( buicuong0207@gmail.com, Trương Tiến Tài - Thanh Hóa)

Thầy Nguyễn Thượng Võ: Đọc lại đề tìm những câu mình giải quyết được. Làm thế mình sẽ bình tĩnh lại. Làm các câu đơn giản dễ ăn điểm thì dần dần mình sẽ vững dạ dễ dàng có tâm lí tốt hơn.

Em thấy trong đề thi ĐH gần đây thường có 8 điểm "dễ" và 2 điểm "khó", vậy thầy cho em hỏi theo xu hướng ra đề hiện nay thì những phần kiến thức nào sẽ có thể nằm trong 2 điểm khó lấy này, và xin thầy giới thiệu về cách ôn luyện cũng như những quyển sách hay về các phần kiến thức này!

Thầy Nguyễn Thượng Võ:Từ năm trước Bộ có ra quyết định là phần tự chọn em có thể chọn phần cơ bản và nâng cao. Thầy khuyên em nên chọn ban cơ bản cho các kiến thức nhẹ nhàng bớt đi. Còn các câu khó chỉ có từ 1-2 điểm không nên lao vào, thay vì mất thời gian vào việc ôn các câu khó đó em hãy tập trung ôn sang kiếnt hức Vật lí và Hóa để học và làm bài đều các môn. Học cơ bản thôi, không quan tâm vấn đề khó quá! Ăn chắc được phần chung là được rồi. Thầy chúc em thi tốt và đạt kết quả cao!
 Thầy cho em hỏi kinh nghiệm để làm bài thi cho hiệu quả, khi gần thi mình cần làm gì? Khi đọc trên mạng thấy có nhiều công thức làm nhanh các bài Toán vậy mình nên áp dụng hay không? Vì sao? (Phạm Thị Thúy Nhàn, Bình Định).
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Trước khi thi các em không nên làm thêm các bài tập. Dừng bị ảnh hưởng của các tin “ lá cải” là thi vào phần nào, câu nào….sẽ ảnh hưởng đấn tâm lý và kết quả làm bài.
Thời gian ôn tập vẫn còn nhiều, các em nên tóm tắt kiến thức cơ bản. Nên có 1 cuốn sổ ghi chép lại các kiến thức cơ bản ghi chép lại các điều quan trọng. Trước khi thi các em đọc lại. mang đến trường thi đọc lại cũng được.
Trong phòng thi, không nên cặm cụi làm bài ngay khi phát đề. Mình nên nhìn vào đề. Dùng bút xem câu nào làm được lấy bút khoanh lại. Cái nào có thể làm được thì đánh dấu hỏi. Khi còn thời gian mình làm lại các câu khó hơn đó. Vớt vát thêm ít điểm nữa cũng được.
Em rất ấn tượng về cách dạy của thầy Sơn. Em rất nhớ một câu nói của thầy trong bài các phương pháp giải nhanh Hóa học đó là nên đưa các bài toán Hóa học về giải bằng các phương pháp sở trường của mình. Em cũng đã áp dụng theo cách này nhưng còn gặp một số vướng mắc: không phải bài nào cũng đưa được về phương pháp sở trường của mình. Vậy trong trường hợp đó phải xử lí thế nào ạ? (cattrang2601, Nghệ An)
Thầy Phạm Ngọc Sơn: Trước hết là phải học các phương pháp cơ bản khi giải. Khi làm bài cần xem bài toán đó có thể sử dụng các phương pháp nào rồi chọn phương pháp mà mình tâm đắc nhất. Nên nhớ khi làm 1 bài toán thì điều quan trọng nhất là tìm được phương pháp phù hợp chứ không phải là sử dụng nhiều phương pháp cho nhiều bài toán.
Em thích học Hoá, làm khá những phần tính toán, nhưng không nhớ được các số e, khối lượng nguyên tử,… nói chung, không riêng gì môn hoá, em gặp khó khăn trong việc ghi nhớ (không phải vì lười), em mong thầy có thể cho em 1 số ý kiến giúp em cải thiện tình hình. (Đinh Kim Ngân, Nghệ An)
Thầy Phạm Ngọc Sơn: Thông thường khối lượng nguyên tử trong đề thi sẽ cho. Còn số e có thể suy ra từ khối lượng nguyên tử. Với Hóa học thì không nên nhớ máy móc mà cần nhớ suy luận.
Dạ thưa thầy Sơn, thầy cho em hỏi làm sao để có niềm đam mê môn Hoá và mong thầy chỉ rõ giùm em nó hấp dẫn đến thế nào để các bạn học sinh theo học ạ? Và câu nói thầy muốn gửi đến các bạn học sinh đã đang và sẽ cố gắng học môn hoá là gì ? (Nguyễn Phan Hoàng Điệp, Nghệ An)
Thầy Phạm Ngọc Sơn: Để có thể đam mê học môn Hóa em phải hiểu và yêu nó. Hiểu chắc được phần này em có thể khám phá thêm được các phần khác, càng tìm tòi em sẽ càng say mê hơn. Hãy tìm cho mình một cách học phù hợp và phần học mà em yêu thích. Học thật tốt phần em yêu thích sẽ giúp em học được các phần khác.
Giải Toán là quá trình suy luận, đi tìm một phương pháp tối ưu cho một bài toán. Toán có rất nhiều dạng, vì thế ta không thể biết hết. Nhưng nếu học một cách logic, suy luận, đưa ra những câu hỏi cần thiết để giải Toán thì rất thiết thực. Em muốn hỏi thầy, có phương pháp nào giúp ta giải toán theo một cách suy luận, chứ không phải là các phương pháp đã biết trước. (Tăng Duy Khoa - Bình Thuận)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Em hỏi để phục vụ cho thi cử hay chỉ là vào đời. Đi thi thì em chỉ cần học được các phương pháp đã biết, các phương pháp “học mót” được. Ra đời các em lại làm khác, phải học và cảm nhận từ từ giống như em nói “giải toán theo một cách suy luận, chứ không phải là các phương pháp đã biết trước”.
Tuy nhiên hãy biết tận dụng các phương pháp đã biết trước. Ngay cả bản thân Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng chỉ học theo các phương pháp đã biết và đã được kế thừa. Chúc  em suy nghĩ kĩ càng và có phương pháp thích hợp!
Bất đẳng thức (BĐT) là một vấn đề rất khó trong Toán học. Nhưng em biết có rất nhiều bất đẳng thức khác ngoài BĐT cổ điển. Làm sao để biết nên áp dụng BĐT nào, phát hiện ra đặc điểm của từng bài để áp dụng cho hiệu quả? (Nguyễn Xuân Hoàng, Hà Nội)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Thầy khuyên em: Nếu em học giỏi hãy lao vào phần này còn nếu học bình thường thì em nên học tốt các phần khác cố gắng 9 điểm. Không nên lao vào vấn đề này mất thời gian. Còn về vấn đề em hỏi, hiện nay chỉ có BĐT Côsi là được áp dụng. Chứ không được áp dụng BĐT Bunhiacopxki và Xvac.
Chúc em học tốt Bất đẳng thức!
Em có một chút thắc mắc về kiến thức môn Hoá học. Đó là kim loại Li đứng đầu dãy điện Hóa. Theo em được biết thì Li có bán kính nguyên tử là 152, độ âm điện 0,98, năng lượng ion hoá thứ nhất 5,39. Trong khi đó K có bán kính nguyên tử là 227, độ âm điện 0,82, năng lượng ion hoá thứ nhất là 4,34. Theo các thông tin này chứng tỏ K phải có tính khử mạnh hơn Li vậy tại sao Li lại mạnh hơn K? Mong thầy giải thích giúp em. (Nguyễn Minh Đức, Thanh Hóa)
Thầy Phạm Ngọc Sơn: Tính chất hóa học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Cấu trúc tinh thể..., việc Li thể hiện tính khử mạnh hơn K cũng là điều bình thường.Tương tự như cặp N và P cũng vậy.
Môn Toán là môn duy nhất thi tự luận, đòi hỏi không những hiểu bài, làm được bài mà còn phải có 1 cách trình bài hay, đẹp mắt, dễ hiểu, câu từ phải chuẩn xác. Vậy các thầy có thể cho em biết 1 số cách trình bày bài giải của môn Toán được không ạ? (Nguyễn Thị Hiền - Hà Nội, Vũ Đăng Hùng - Hải Phòng)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Đúng em à! Môn Toán cần có sự chính xác. Trắc nghiệm thì tô thế nào cũng được nhưng môn Toán họ chấm đến 0.25 điểm.
Em nên làm theo các cách sau:
-          Nên trình bày chữ nghĩa rõ ràng các dấu căn thức, cộng trừ nhân chia…
-          Nên trình bày theo chiều dọc
-          Các tính toán lặt vặt nên trình bày ra giấy nháp rồi ghi kết quả (nhất là có công cụ máy tính rồi)
Thầy chúc em trình bày bài thi ưng ý nhất!
Hiện trạng học sinh học đi học thêm theo em là không sai vì trong sách giáo khoa dường như là chưa đủ, thời gian trên lớp rất ngắn ngủi. Nhưng nếu như không đi học thêm thì lại rất lo lắng. Nhiều lúc em muốn bỏ hết lớp học thêm muốn tự học, nhưng ngồi ở nhà, nhìn thấy mọi người học một cách khủng khiếp thì em thực sự rất lo lắng. (Nguyễn Thị Thùy Anh, Đồng Nai)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Thầy khuyên em không nên vào học các lò luyện thi mặc dù bản thân thầy đi dạy thêm rất nhiều. Em nên nhớ, thủ khoa các trường hầu như không hề đi học lò. Em nên tự học và mua các cuốn sách bài tập do Bộ GD-ĐT in ấn. Khi học và ôn nên chọn phần nào mình yếu, thì cặm cụi bồi dưỡng thêm. Không cần học thêm, không nên chạy theo phong trào, phải có mục đích rõ ràng em à.
Thầy mong em suy nghĩ thật kĩ càng trước khi đưa ra quyết định về vấn đề này.
Cho em hỏi tất cả các kiến thức từ THCS, THPT đều liên quan với nhau, không nhiều thì ít nhưng sau này khi lên càng cao như đại học, cao đẳng, ra đời, thì phải học lại từ đầu. Nói tóm lại nó không liên quan đến những kiến thức đã học trước kia việc đi học chỉ giúp cho tụi em lấy được bằng cấp thôi còn sau này ra đời làm việc nó lại chẳng liên quan gì với nhau. Vậy tại sao nhà trường lại cho chúng em học những thứ mà không liên quan gì đến tương lai của mình, mà trong khi đó quý thầy cô lại bảo rằng đi học giúp ích cho mình có được những thứ mà mình mong muốn ở sau này. (Phan Thị Thanh Tâm - Trà Vinh)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Trước hết em cần trả lời được các câu hỏi: Học để làm gì? Học để bản thân mình học được gì? Ví dụ: Tại sao trong Toán học có phản đề, phản chứng vì nó giúp em có tính suy diễn, logic trong cuộc sống. Ví dụ như mình trình bày một vấn đề logic mình sẽ biết phân chia thành các vấn đề để trình bày. Điều này rất quan trọng khi em cần trình bày một vấn đề cần nói.
Có một ứng dụng rất hay: Khi em đi học em chọn đi đường tắt chính là quá trình chọn cạnh huyền của tam giác để đi (một cạnh của tam giác luôn nhỏ hơn hai cạnh góc vuông)… Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng em sẽ khám phá trong quá trình học. Thầy mong em sẽ học tốt!
Môn Toán thì cần học kĩ, chậm mà chắc. Còn đối với môn Hoá thì đúng là phải đòi hỏi tốc độ. Nhưng nếu học cứ chạy theo tốc độ,chạy theo các công thức nhanh thì như vậy có ổn không ạ? Và làm thế nào để cân bằng cả hai thứ đó (traimuopdang_268, Hà Nội).
Thầy Phạm Ngọc Sơn: Thầy chỉ khuyên em một câu thôi: Dù là bất cứ môn gì thì trước khi chạy nhanh thì cần chạy chắc đã.
Theo em được biết môn Toán là môn học dàn trải kiến thức nhất trong suốt 3 năm phổ thông vậy phải làm sao để vừa ôn luyện vừa học tốt kiến thức 12 được ạ? (Trần Việt Bách - Hà Nội)

Thầy Nguyễn Thượng Võ: Ôn lại thì rộng lắm em à. Em cứ ôn vào lớp 12 đi. Sau đó kiến thức đụng vào cái nào thì em lại ôn lại. Ví dụ: Phần hệ Phương trình vô tỉ, Bất phương trình vô tỉ… Hoặc em có thể hỏi bạn, thầy khác để biết thêm kiến thức cũ này….

Cho em hỏi thầy Sơn: Ôn thi đại học môn Hoá để đạt mức điểm khá thì cần tập trung nhất vào những phần nào ạ?  Hay nói cách khác là trọng tâm thi của môn Hoá là phần nào chiếm nhiều điểm nhất? (Nguyễn Hồng Quân - Nghệ An)

Thầy Phạm Ngọc Sơn:  Thi trắc nghiệm thì đừng cố tìm trọng tâm mà cần tập trung nhất vào những điểm mạnh của mình (phần mình thích nhất). Cần làm chắc chắn những phần mà mình ưa thích và nắm vững bản chất sau đó thì mới ôn sang các phần khác. 

Nguồn: Bí kíp thi đại học

Đăng nhận xét

 
Top