Tích cực hoạt động không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe và sự nhanh nhẹ mà còn giúp bộ não xử lý thông tin mau lẹ hơn. Vì vậy trong quá trình ôn thi đại học bạn nên tích cực hoạt động để trí óc được minh mẫn.

1. Môn học nghệ thuật
Nghệ thuật là một hình thức thức tập luyện tuyệt vời cho não, nó không chỉ tăng cường hoạt động của phần não ít vận dụng ngôn từ mà còn kích thích tính sáng tạo, kỹ năng uyển chuyển và tư duy logic. Do vậy, nghệ thuật khuyến khích não bộ phát triển tư duy sáng tạo trên nhiều khía cạnh.

2. Tăng cường vốn từ vựng
Bạn hãy học thêm từ mới, đăng ký nhận tin tức, thường xuyên đọc các bài báo và liệt kê lượng từ mới bạn chưa biết. Bằng cách đó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng khi trò chuyện với sếp, tăng cường trí nhớ và bồi đắp vốn từ vựng.

10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho não bộ

3. Sử dụng tay không thuận
Bạn thường sử dụng tay thuận để thực hiện các công việc đơn giản không đòi hỏi sự tập trung, tuy nhiên bạn hãy thử sử dụng tay không thuận để ăn hoặc đánh răng…vv. Việc sử dụng tay không thuận đòi hỏi sự tập trung cao độ và tạo cơ hội để não bộ vận động nhiều hơn, rất có ích cho việc luyện thi đại học.

4. Tính nhẩm
Bạn nên tập luyện tính nhẩm thay vì lạm dụng máy tính hỗ trợ tính toán hàng ngày. Sẽ rất khó khăn để thực hiện các phép tính đơn giản trong đầu khi bạn lớn tuổi và bạn phải “cầu cứu” máy tính. Tính nhẩm là một cách đơn giản giúp não bộ luôn vận động. Vì vậy khi ôn thi đại học, với các phép tính đơn giản bạn nên tự nhẩm.

5. Nghe bài hát yêu thích nhiều lần
Nếu yêu thích một bài hát đặc biệt, khi cảm thấy mệt mởi với việc luyện thi đại học, bạn hãy lắng nghe bài hát đó nhiều lần để giúp não bộ làm quen với giai điệu và dần dần ghi nhớ nhạc điệu của toàn bộ bài hát. Điều này sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ của não.

6. Thực hiện nhiều công việc một lúc
Thực hiện cùng một lúc các công việc như sử dụng máy vi tính, nghe nhạc, giải bài tập toán…vv đòi hỏi bạn phải tập trung. Tất cả những công việc này thường là đơn giản nếu làm riêng rẻ nhưng nếu thực hiện cùng một lúc sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu bạn lơ là. Do vậy đây được xem là một cách rèn luyện sự tập trung cho não bộ.

7. Học thêm một ngôn ngữ mới
Học thêm ngoại ngữ mới trở thành một bài tập rất tốt cho não bộ và tạo ra cơ hội thăng tiến tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Hơn nữa, những người biết nhiều ngoại ngữ trở thành mục tiêu săn tìm của các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và là một cách khôn khéo giúp não bộ “bận rộn”.

8. Lựa chọn bản đồ – tạm ngừng GPS
Công nghệ GPS tỏ ra rất hữu ích khi bạn đặt chân đến một vùng đất xa xôi, tuy nhiên, bạn dần trở nên phụ thuộc vào công nghệ và mất đi khả năng phân tích của mình. Bạn hãy lựa chọn bản đồ để xác định vị trí thay vì sử dụng tiện ích GPS, điều này giúp phát huy kỹ năng phân tích và trí tưởng tượng của bạn.

9. Thư giãn bằng trò chơi điện tử
Khi luyện thi đại học, bạn hãy thử tham gia các trò chơi điện tử mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. Khá nhiều trò chơi điện tử như trò giải ô chữ đòi hỏi người chơi phải phán đoán, tuy duy qua đó giúp não bộ phát triển.

10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho não bộ

10. Hạn chế sử dụng danh mục mua sắm
 Bạn thường liệt kê những thứ cần mua trước khi đi shopping để tránh bỏ sót những vật dụng cần thiết. Tuy nhiên, bạn hãy thử bỏ qua thói quen hữu ích này và tạo cơ hội cho não bộ hoạt động tích cực hơn. Ban đầu, bạn có thể bỏ quên một vài thứ, nhưng khi đi qua các kệ hàng, bạn sẽ dần nhớ ra mọi thứ cần mua mà không cần danh mục mua sắm.

Nguồn: Dân Trí

Đăng nhận xét

 
Top