Luyện thi đại học: Phân tích hai mâu
thuẫn cơ bản trong vở kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng
“Vũ Như Tô” là vở kịch xuất sắc
của Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) và của nền kịch Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng
tác năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử, xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào
thời hậu Lê. Trong đoạn trích được học, vở kịch đã tạo dựng một cách khá ấn tượng
về hai mối mâu thuẫn lớn : mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than với hôn
quân, bạo chúa, quan lại thống trị sống xa hoa, truỵ lạc và mâu thuẫn giữa nghệ
thuật cao siêu thuần tuý của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của
nhân dân mà nạn nhân mâu thuẫn đó là người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô.
I.Vài nét về tác giả, tác phẩm:
Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân trong một gia đình nhà
nho của đất Bắc Ninh xưa, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Từng gắn bó với
phong trào cách mạng trong các tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo từ rất
sớm. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch ử để xây dựng tác phẩm
có quy mô lớn, dựng lên những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử
bi hùng của dân tộc. Ông là một nhà viết kịch tài ba. Văn phong của ông vừa giản
dị, trong sáng, vừa thâm trầm sâu sắc khi đặt ra những vấn đề có tầm triết lý.
II.Mâu thuẫn thứ nhất.
Đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ, lầm than, cơ cực với bọn
hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc trên máu xương của
nhân dân.
Mâu thuẫn này vốn nảy sinh từ trước vì đây là mâu thuẫn cơ bản và muôn đời
của xã hội cũ. Nhưng đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài,
thì mâu thuẫn này càng trở nên gay gắt, quyết liệt, không thể điều hoà. Để xây
dựng Cửu Trùng Đài-một công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ, triều đình ra lệnh
tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối.
Thợ phải làm việc kiệt sức mà vẫn đói khát vì bị ăn chặn. Dân căm giận vua chua
đã đẩy họ đến chỗ xơ xác làm cho đất nước tiêu điều. Thợ oán hận Vũ Như Tô vì
nhiều người chết bởi tai nan, vì ông đã cho chém những kẻ chạy trốn. Trước sự
thật thảm khốc đó, Trịnh Duy Sản đã can ngăn Lê Tương Dực và báo sẽ có loạn, đuổi
bọn cung nữ, giết Vũ Như Tô. Nhưng tên vua hôn quân ấy chẳng những không nghe
còn đánh đòn Trịnh Duy Sản một cách đau đớn và nhục nhã. ( Hồi 3 )
Tình hình lịch sử càng trở nên căng thẳng khi tin lụt lội, mất mùa, đặc
biệt là tin dữ dân gian đói nổi lên tứ tung truyền
đến Thăng Long. Trong khi đó, Vũ Như Tô bị đá đè, bị thương nặng vẫn đốc thúc
xây dựng Cửu Trùng Đài. Thợ định nổi loạn. Lợi dụng tình hình rối ren ấy, Duy Sản-kẻ
cầm đầu phe đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền
làm phản giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và đốt cháy Cửu Trùng Đài ( Hồi
4,5 ). Như vậy, mâu thuẫn này, đến hồi 5 đã trở nên cao trào và đỉnh điểm ở hồi
cuối cũng đã được giải quyết.
III. Mâu thuẫn thứ hai :
Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu thuần tuý muôn đời với lợi ích sống
còn của nhân dân. Mâu thuẫn này có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa. Người nghệ
sĩ thiên tài đầy hoài bão, tâm huyết, không thể thi thố tài năng của mình để
đem lại cái đẹp cho đời, niềm tự hào cho dân tộc trong một chế độ xã hội thối
nát, trong một đất nước mà nhân dân còn sẽ sống triền miên trong đau khổ, lầm
than, cơ cực. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài. Có khả năng “tranh tinh xảo với hoá công” để xây dựng
cho đất nước một toà lâu đài vĩ đại, nguy nga, tráng lệ, để dân ta “nghìn thu còn hãnh diện”. Nhưng trong
hoàn cảnh đât nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo
vĩ đại chân chính đó, không còn cách lựa chọn nào khác, Vũ Như Tô đã nghe theo
lời Đan Thiềm đồng bệnh với ông , đành phải mượn tiền bạc, uy quyền của Lê
Tương Dực để thực hiện hoài bão lớn lao của mình nhằm xây dựng cho đất nước một
công trình hoành tráng. Nhưng trớ trêu thay, chính niềm khao khát được cống hiến,
được sáng tạo ấy đã đẩy Vũ Như Tô vào tình trạng đối nghịch với lợi ích thiết
thực của nhân dân. Mặc dù vốn yêu nhân dân, muốn cống hiến tài năng của mình,
muốn đem lại niềm tự hào cho đất nước, Vũ Như Tô lại bị nhân dân nhiều lúc có
phần nông nổi, nhất là nhiều người thợ coi ông như kẻ thù của họ. Ta hãy nghe lời
của Ngô Hạnh : “xây Cửu Trùng Đài để thâm
hụt ngân khố, để dân ta lầm than”. Và đây là tiếng cười đầy mỉa mai, oán hận
của quân sĩ. “mày không biết mấy nghìn
người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng, vì mày đó ư? Người ta
oán mày như oán quỷ”. Người nghệ sĩ tài hoa ấy muốn thực hiện lý tưởng nghệ
thuật thì lại rơi vào tình trạng đi ngược lại quyền lợi trực tiếp của nhân dân
; nếu xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân thì không thể thực hiện được
ước mơ, nghệ thuật muôn đời của mình. Đó chính là nguồn gốc sâu xa của tấn bi kịch
không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô, và cũng là bi kịch muôn thuở của thiên
tài trong xã hội cũ.
Đăng nhận xét