Đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
Những đặc điểm cơ bản của văn
học Việt
|
||
1. Nền văn học gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung
của đất nước, tập trung vào hai đề tài chính: Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội
- Biểu hiện:
· Nền văn học được kiến tạo theo mô hình "Văn
hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận", nhà văn là người chiến sĩ.
· Đề tài Tổ quốc:
® Thể hiện và giải quyết mâu thuẩn xung đột ta
>< địch trên cơ sở đặt lợi ích Tôt quốc, dân tộc lên hàng đầu.
® Nhân vật trung tâm: Người chiến sĩ trên mặt trận vũ
trang, dân quân, du kích, thanh niên xung phong,...
· Đề tài Chủ nghĩa xã hội:
® Hình ảnh những con người mới, quan hệ mới giữa những
người lao động, sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và tập thể
|
2. Nền văn học hướng về đại chúng
- Biểu hiện:
· Cái nhìn mới của người sáng tác về nhân dân: Đất nước
là của nhân dân.
· Đại chúng là đối tượng hướng tới, cũng là nguồn bổ
sung lực lượng sáng tác cho văn học.
· Nội dung: quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động,
những bất hạnh trong cuộc đời cũ, niềm vui sướng tự hào về cuộc đời mới, khả năng
cách mạng và phẩm chất anh hùng, xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.
· Hình thức: ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình
thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ trong sáng, bình dị.
|
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi
và cảm hứng lãng mạn
- Biểu hiện:
* Khuynh hướng sử thi:
· Đề cập tới những vấn đề, sự kiện có ý nghĩa lịch sử
gắn với số phận chung của toàn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ.
· Nhân vật: tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc,
kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng (chị Út Tịch, chị Trần Thị Lý,
anh giải phóng quân, bà mẹ đào hầm,...)
· Nhà văn nhìn ngắm, miêu tả cuộc đời bằng con mắt có
tầm bao quát lịch sử, dân tộc, thời đại. Con người được khám phá chủ yếu ở
khía cạnh bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị.
· Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, đẹp,
tráng lệ, hào hùng.
* Cảm hứng lãng mạn:
· Khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới,
vẻ đẹp của con người mới.
· Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng
vào tương lai tươi sáng của đất nước.
|
Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội,
văn hoá
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi
(1975), thời kì độc lập, tự do, thống nhất đất nước được mở ra.
- Đất nước phải đối mặt với vô vàn khó khăn thử
thách, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế do hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn khốc
kéo dài suốt 30 năm.
- Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước bước
vào công cuộc đổi mới, từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, điều kiện
giao lưu văn hoá rộng mở, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền
thông phát triển mạnh mẽ ® thúc đẩy nền văn học phải đổi mới cho phù hợp với quy luật khách
quan của nền văn học và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.
|
|
Những chuyển biến và thành tựu bước đầu
|
Thơ:
+ Tập Di cảo
thơ (Chế Lan Viên)với những âm thầm đổi mới.
+ Hiện tượng nở rộ trường ca có xu hướng tổng kết,
khái quát về chiến tranh thông qua trải nghiệm riêng của mỗi tác giả: Những người đi tới biển (Thanh thảo), Đường đi tới thành phố (Hữu thỉnh), Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu),...
+ Các tập thơ đáng chú ý: Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn
bà ngồi đan (Ý Nhi), Thư mùa đông
(Hữu Thỉnh), Ánh trăng (Nguyễn Duy),
Xúc xắc mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm), Nhà thơ và hoa cỏ (Trần Nhuận Minh), Gọi nhau qua vách núi (Thi Hoàng), Tiếng hát tháng giêng (Y Phương), Sự mất ngủ của lửa (Nguyễn Quang Thiều),
Đổ bóng xuống mặt trời (Trần Anh
Thái),...
|
Văn xuôi:
+ Một số cây bút bộc lộ
ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận đời sống:
Đất trắng
(Nguyễn Trọng Oánh), Hai người ở lại
trung đoàn (Thái Bá Lợi), Đứng trước
biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn),Cha
và con và..., Gặp gỡ cuối năm
(Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn
(Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu),
tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu),...
+ Sau đại hội Đảng VI, văn
xuôi thật sự khởi sắc với các thể loại: phóng sự (của Phùng Gia Lộc, Trần Huy
Quang, Hoàng Hữu Các, Hoàng Minh Tường,...), truyện ngắn (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh
Châu, Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp,...),
tiểu thuyết (Mảnh đất lắm người nhiều
ma - Nguyễn Khắc Trường; Bến không chồng - Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh,...),
Kí (Ai đã đặt tên cho dòng sông? -
Hoàng Phủ Ngọc Tường,...), hồi kí (Cát
bụi chân ai, Chiều chiều - Tô Hoài,...)...
|
|
Kịch: Phát triển mạnh mẽ, một số tác phẩm gây được tiếng
vang: Nhân danh công lí (Doãn Hoàng
Giang), Hồn Trương Ba, da hàng thịt;
Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa
hè ở biển (Xuân Trình),...
|
|
Lí luận phê
bình văn học: Có nhiều đổi mới, xuất
hiện một số cây bút trẻ có triển vọng, nhiều tiêu chí đánh giá văn học, hệ thống
các khái niệm đã được bổ sung, ý thức
tự giác cao hơn trong tiếp cận đối tượng ở các nhà phê bình, giá trị nhân văn,
ý nghĩa nhân bản và chức năng thẩm mĩ của văn học được đặc biệt chú ý.
|
Đăng nhận xét