Chuyên đề Dao động cơ cung cấp kiến thức về dao động điều hoà, khái niệm này còn gặp trong các chuyên đề khác như: sóng cơ, điện xoay chiều, dao động điện từ. Nắm rõ cấu trúc của chuyên đề giúp bạn luyện thi đại học hiệu quả và nâng cao số điểm trong bài thi đại học.
Chiếm khoảng 2-2,2 điểm trong đề thi đại học môn Vật lí
Là một trong 2 chuyên đề khó nhất trong đề thi đại học cùng với chuyên đề điện xoay chiều
Tóm tắt nội dung: Chuyên đề này cung cấp kiến thức về dao động điều hoà, khái niệm này còn gặp trong các chuyên đề khác như: sóng cơ, điện xoay chiều, dao động điện từ.
Lời khuyên cho học sinh: Cần nắm chắc kiến thức trong chuyên đề này, đặc biệt là các khái niệm cơ bản nhất về các đại lượng dao động điều hoà: li độ, vận tốc, gia tốc, lực kéo về; các dạng bài tập cơ bản về quãng đường và thời gian.
Nội dung (ND) trọng tâm học sinh cần nắm vững:
ND 1. Đại cương về dao động điều hòa
Phương trình dao động điều hoà: x = Acos(ωt + φ), các đại lượng li độ x, biên độ A, tần số góc ω, tần số f, chu kì T, pha dao động (ωt + φ), pha ban đầu φ.
Biểu diễn dao động điều hoà bằng vecto quay hay đường tròn lượng giác.
Đại lượng dao động khác trong dao động điều hoà: vận tốc v, gia tốc a, lực kéo về (lực hồi phục) và độ lệch pha giữa các đại lượng đó. Công thức độc lập theo thời gian của 2 đại lượng dao động vuông pha.
Viết phương trình dao động điều hoà trong các trường hợp cụ thể .
ND 2. Bài toán về thời gian, quãng đường dao động, vận tốc trong dao động điều hòa
Nắm vững về thời gian dao động giữa các vị trí đặc biệt trong dao động điều hoà. Từ đó, biết cách xác định quãng đường vật dao động được từ thời điểm này (t1) đến thời điểm khác (t2).
Nắm được cách xác định quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất (hoặc tốc độ trung bình lớn nhất, nhỏ nhất) của vật có thể dao động trong khoảng thời gian ∆t cho trước.
ND4. Con lắc lò xo trong trường hợp đặc biệt.
Con lắc chịa thêm tác dụng của các lực không đổi: như lực ma sát, lực điện; con lắc đặt trên mặt phẳng nghiêng,…
ND5. Con lắc đơn
Viết được công thức tính chu kì con lắc đơn trong các trường hợp:
- Thay đổi chiều dài (l) con lắc, thay đổi vị trí địa lí con lắc (thay đổi g).
- Con lắc chịu thêm các ngoại lực:
• Con lắc được gắn trong thang máy, ôtô… chuyển động có gia tốc không đổi.
• Con lắc có vật nhỏ mang điện tích và được đặt trong điện trường.
Xác định được góc lệch của dây treo đối với phương thẳng đứng khi con lắc ở VTCB trong trường hợp con lắc chịu thêm tác dụng của ngoại lực như đã nói ở trên.
16-6-2
ND7. Bài toán tổng hợp hay và khó trong dao động điều hoà
Các dạng bài về va chạm một vật với vật dao động, bài toán về con lắc lò xo bị giữ.
ND8. Tổng hợp dao động điều hòa
Nắm cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số, cùng phương dao động. Làm được một số dạng bài thường gặp trong các đề thi.
ND9. Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
Nắm được các đặc điểm của dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
Nắm được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra và một số dạng toán cơ bản liên quan đến hiện tượng cộng hưởng
=> Tham khảo bài giảng trong CHUYÊN ĐỀ I "DAO ĐỘNG CƠ HỌC" trong khoá luyện thi đại học KIT-3 môn Vật Lí do thầy Nguyễn Minh Nam giảng dạy để nắm sâu, hiểu kĩ về chuyên đề này trước khi bước vào kì thi ĐH, CĐ 2014.
Nguồn: Bí kíp thi đại học
Đăng nhận xét