Kì thi ĐH chính thức bắt đầu vào ngày
4/7, các thí sinh ôn thi đại học khối A sẽ là những người mở màn đầu tiên.
Hocmai.vn đã có cuộc trò chuyện, trao
đổi với các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy, công tác lâu năm trong ngành giáo
dục: Thầy Phan Huy Khải, thầy Lương Tất Đạt, cô Nguyễn Bích Hà về những lưu ý
dành cho sĩ tử khối A trong kì thi ĐH.
Những lỗi thường gặp và cách khắc phục
trong bài thi ĐH môn Toán
PGS. TS. Phan Huy Khải, công tác tại
viện Toán học, người thầy rất “gần gũi” với chúng ta trong các bài giảng trực
tuyến môn Toán đã nêu lên một số vấn đề đáng lưu ý trong quá trình làm bài thi
đại học môn Toán.
Môn Toán là môn duy nhất trong 3 môn
thi ĐH khối A không sử dụng hình thức trắc nghiệm. Tuy đã khá quen thuộc với
cấu trúc đề thi và ôn thi đại học thật “nhuyễn” môn Toán, nhưng nhiều bạn học sinh vẫn
thường mắc những lỗi cơ bản trong bài thi. Theo PGS. TS Phan Huy Khải, những
lỗi cơ bản hay gặp ở các em đó là:
1. Kĩ năng tính toán thấp, tính toán
đơn giản nhưng thực hiện nhiều phép tính nên dễ dẫn đến sai. Hoặc từ những năm
cấp 2, kĩ năng tính toán của các em không tốt. Thậm chí có nhiều em sai cả phép
cộng phân số và các biến đổi.
2. Ở những bài đòi hỏi xét đủ trường
hợp (tam thức bậc 2, phương trình bậc 2 chứa tham số ở x2 ít khi các em xét x =
0) lỗi này thuộc kiến thức cơ bản, do học sinh chưa hiểu sâu lí thuyết. Cũng do
không nắm chắc lí thuyết mà trong quá trình lập luận, các em hay bị một số ngộ
nhận.
Đế khắc phục những lỗi đó, các em phải
làm bài thật cẩn thận. Đặc biệt, học là cả quá trình, nên điều tiên quyết là
phải nắm thật chắc những kiến thức cơ bản.
Đề thi đại học cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề
của Bộ GD-ĐT
“Đề thi đại học môn Toán từ trước đến nay nhìn
chung rất chuẩn, rất cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề của Bộ Giáo dục. Các em
phải nắm toàn diện chương trình đã học, nắm vững lí thuyết và vận dụng bài tập
xung quanh. Thường đề Toán chỉ có từ 1 đến 2 câu lập luận đòi hỏi những em có
khả năng tư duy tốt, nên các em không phải lo lắng về việc đề thi khó. Đề thi
sẽ không sa vào những vấn đề có tính chất đánh đố nên điểm 6, 7 nằm trong tầm
tay các em. Trong đó, 60% thuộc kiến thức lớp 12. Và phần còn lại rải đều trong
chương trình lớp 10 (phương trình chứa căn, phương trình hữu tỉ), lớp 11
(phương trình mũ lôgarit)”.
Như thế, nếu chịu khó ôn luyện thường
xuyên những bài giảng của thầy Khải trên Hocmai.vn là các bạn học sinh có thể
yên tâm rồi nhé.
Cấu trúc đề thi
Thầy Khải đã tổng hợp lại dạng cấu trúc
đề thi để các thí sinh có cái nhìn tổng quát:
Câu I: Khảo sát hàm số, bậc 3, bậc 4
hoặc hữu tỉ.
Câu II: Giải phương trình hoặc hệ
phương trình lượng giác, phương trình chứa căn, mũ, bất phương trình.
Câu III: Hình giải tích trong không
gian, chủ đề chính là đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu IV: Tính tích phân xác định: phần
đại số tổ hợp.
Câu V. Phần tự chọn. Các bài toán về
giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, chứng minh bất đằng thức, hệ thức lượng tam giác.
Đăng nhận xét