Luyện thi đại học: Tóm tắt tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn
Trung Thành
Xem thêm: Phân tích bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
Số phận người nông dân trong hai tác phẩm "Chí Phèo" và "Vợ nhặt"
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm "Những đứa con trong gia đình"
Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm
quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây
Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe
về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng nó gắn với cuộc đời Tnú. Làng
Xô Man trong những năm đen tối của Cách Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuối
dấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở
che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng. Tnú trở thành người
lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị khởi
nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét.
Cụ Mết và Tnú,
cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp tinh thần
dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ. Núp
trong rừng, chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú sôi sục căm thù đến
mức không còn tỉnh táo được nữa, đã nhảy xổ ra chém giết lũ giặc. Nhưng anh
cũng không cứu được vợ con mình. Anh bị giặc bắt trói, tẩm nhựa xà nu đốt cháy
mười đầu ngón tay trước mắt dân làng, hòng uy hiếp “ mộng cầm giáo mác”
của họ. Tnú kiên cường, cắn răng chịu đựng không hề khuất phục. Căm thù tột độ,
cả khối người đã vùng lên đánh gục kẻ thù “Cả làng Xô Man ào ào rung động và
lửa cháy khắp rừng”. Câu chuyện khép lại bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn đưa
Tnú trở lại đơn vị ở nơi cửa rừng xà nu tràn trề sức sống vượt lên trên sự huỷ
diệt của bom đạn như làng Xô Man bất khuất kiên trung.
>>> PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CỤ MẾT TRONG "RỪNG XÀ NU" CỦA NGUYỄN THÀNH TRUNG.
>>> PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CỤ MẾT TRONG "RỪNG XÀ NU" CỦA NGUYỄN THÀNH TRUNG.
Đăng nhận xét