Tiếng Anh sẽ là môn “gỡ điểm” đối với
các thí sinh học trường chuyên, lớp chọn. Nhưng nó lại là một môn rất “khó” đối
với những bạn thiếu kiến thức nền tảng, không coi việc học như một quá trình.
Thời gian còn lại để ôn thi đại học không còn nhiều, vậy học sinh nên làm gì để luyện thi đại học môn
tiếng Anh cho hiệu quả? Thầy giáo TS. Trần Huy Phương , trưởng bộ môn Văn hóa
Anh – Mỹ, trường Đại học Hà Nội sẽ trao đổi ít phút với chúng ta về vấn đề này.
1. Nên luyện tập theo đề
Thầy cho rằng: “Thời gian chỉ còn rất ngắn,
chính vì thế các em nên luyện tập các đề thi đại học trọn vẹn, làm theo đúng thời gian thi
đại học với tinh thần nghiêm túc, tự giác. Sau khi làm xong, các em có thể xem
đáp án và tự chấm. Những chỗ nào sai thì phải xem tại sao sai và chiêm nghiệm lại
quá trình làm bài”.
Thấy cho biết: “Đối với môn Tiếng Anh, rất khó
để xác định những lỗi nào học sinh thường mắc phải để lưu ý với các em, vì kiến
thức Anh rất dàn trải. Nhưng có một điều đáng chú ý là những đề thi đại học khó, cấu
trúc phức tạp thì học sinh lại làm được, trong khi những câu thuộc vấn đề giao
tiếp, nặng về nghĩa thì lại hay sai. Chính vì thế, trong quá trình làm bài, sự
cẩn thận của mỗi thí sinh không bao giờ là thừa”.
2. “Chinh phục” những phần khó
Phần trọng âm
Phần đánh trọng âm được coi là khó đối với
nhiều thí sinh. Rất nhiều bạn làm phần này qua quýt, chọn đáp án bừa. “Thực ra,
trọng âm là hình thức kiểm tra kĩ năng nói gián tiếp. Đây là phần rất quan trọng,
không thể học trong một sớm một chiều, mà phải được xây dựng và tích lũy dần
theo năm tháng”.
Thật khó để có thể chạy nước rút phần trọng
âm trong quãng thời gian ngắn ngủi này, nhưng thầy Phương đã “mách nước” cho
chúng ta cách đầu tư phần trọng âm về lâu dài. Thầy Phương khái quát thành hai
cách tiếp cận:
“Thứ nhất, tiếp cận qua những nguồn tư
liệu như băng đĩa. Học sinh nên nghe nhiều băng đĩa tiếng Anh để luyện tai, đặc
biệt không nên “bắt chước bất kỳ một thầy cô nào cả.
Thứ hai, tiếp cận qua sách vở: các em học
sinh nên học các từ điển chuẩn, học thuộc hệ thống phiên âm quốc tế”.
Như vậy nếu chịu khó đầu tư học phần trọng
âm theo cách của thầy Phương, thì theo thời gian, phần trọng âm “khó xử” này sẽ
được chúng mình “thanh toán” thật dễ dàng. Mặt khác, học tốt trọng âm là một yếu
tố tiên quyết trong việc giúp chúng mình phát âm chuẩn, tự tin trong giao tiếp.
Phần điền từ
Đây cũng là một phần tương đối “mắc” đối
với nhiều em vì phần này đòi hỏi các em có một vốn từ vựng tương đối, nắm chắc
các cấu trúc ngữ pháp, sự phù hợp thì… Để phần này đạt được điểm cao, tốt nhất
là các em nên “độc lập”.
Khi làm bài điền từ, học sinh thường
không đọc rõ câu để điền mà đọc luôn các lựa chọn, như thế sẽ rất thụ động. Mặt
khác nhiều khi đáp án cho những phương án na ná nhau để đánh lừa nên các thí
sinh phải thật tỉnh táo. Phương pháp tốt nhất là học sinh nên tự mình tìm từ để
điền, sau đó so với các giải pháp. Ngoài ra, đa số các thí sinh dùng phương
pháp loại trừ. Đây cũng là phương pháp thường được áp dụng trong các bài thi trắc
nghiệm.
3. “Mẹo” khi làm bài
Để việc làm bài thi tiếng Anh trở thành
một kĩ năng, thậm chí “kĩ xảo” đối với nhiều học sinh, các em nên lưu ý một số
“mẹo” nhỏ:
1. Nắm được cấu trúc đề thi đại học, yêu cầu từng dạng
đề để không mất thời gian vào việc tìm hiểu đề.
2. Luyện tập trước dạng đề.
3. Cân đối thời gian làm bài thi đại học; đặc biệt
chú ý đến tỉ lệ điểm, vì có khi bài khó nhưng điểm ít, vì thế các em nên đầu tư
vào những câu dễ để ăn điểm ngay.
Đăng nhận xét