Luyện thi đại học môn Văn: Phân tích
nghệ thuật lãng mạn của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến.
Xem thêm: Hình ảnh hào hùng và bi tráng của người lính Tây Tiến
Xem thêm: Hình ảnh hào hùng và bi tráng của người lính Tây Tiến
Quang Dũng
sáng tác không nhiều nhưng thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc với những rung cảm
sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Trong thơ Quang Dũng cổ hình ảnh một “cái
tôi” hào hoa thanh lịch, nhiều chết lãng mạn, có khả năng cảm nhận một cách
tinh tế tài hoa về vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người. Đồng thời lại rít hồn
nhiên bình dị chân thật. Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy, bài thơ được
sáng tác theo cảm hứng lãng man, thể hiện cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và phát
huy cao độ trí tưởng tượng. Nhưng tô đậm cái phi thường gây ấn tượng mạnh về
cái hùng vĩ dữ dội và cái thơ mộng tuyệt mỹ. Nghệ thuật lãng mạn sử dụng rộng
rãi thư pháp đối lập. Bài thơ không lẩn tránh cái bi và có đề cập đến cái chết,
nhằm đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ hào hùng.
Tây Tiến là
cuộc hành quân về phía Tây Tổ quốc, một cuộc hành quân đầy gian lao vất vả đến
vùng biên giới Lào – Việt – một vùng rừng núi hùng vĩ, hiểm trở đầy vẻ hoang dại
huyền bí của thiên nhiên. Hồn thơ Quang Dũng đã bắt lấy hiện thực ấy tạo ra cho
Tây Tiến một vẻ riêng độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Tây Tiến gợi
nhớ tinh thần hào khí của một thế hệ con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Pháp. Dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến chỉ có hai bàn tay, một tấm
lòng và một lời thề thiêng liêng “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Mỗi cuộc ra
đi đều không hẹn ngày về. Đoàn quân Tây Tiến hồi ấy phần lớn là những chàng
thanh niên, học sinh Hà Nội gia nhập Tây Tiến với một niềm say mê lý tưởng cộng
với chút lãng mạn của người thanh niên trí thức ảnh hưởng hình ảnh những khách
chinh phu “ Giã nhà đeo bức chiến bào” và “Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng
mao". Tất cả những đặc điểm trên là cơ sở hiện thực cho cảm hứng lãng mạn
của Tây Tiến.
Nét đặc
trưng của cảm hứng lãng mạn là tuyệt đối miêu tả trong cảm xúc chủ quan của nhà
thơ. Trong Tây Tiến thanh niên sừng sững như một hiện tượng lớn. Hồn thơ lãng mạn
của Quang Dũng đã tô đậm tuyệt đối hoá cái sừng sững hùng vĩ của núi rừng Tây
Tiến và ý chí dấn thân của người lính Tây Tiến.
Dốc lên khúc
khuỷu dốc thăm thảm
Heo hút cồn
mây súng ngửi trời
Ngàn thước
lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha
Luông mưa xa khơi.
Bốn câu thơ
trên được coi là tuyệt bút khắc hoạ cái sinh động, cái hũng vĩ, cái hiểm trở của
thiên nhiên. Bút pháp lãng mạn đã tô đậm cái khác thường, tác động mạnh vào cảm
quan người đọc. "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm". Nhịp điệu tiếp nối
Iiên tục của những thanh trắc như đẩy chiều cao của dốc núi lên vời vợi kết hợp
với những từ cổ giá trị tạo hình như “khúc khuỷu”, "thăm thẳm" đã gợi
ra hình thế cheo leo gập ghềnh của dốc núi. Nhịp ngắt của câu thơ “Dốc lên khúc
khuỷu / dốc thăm thẳm ” đã diễn tả rõ nỗi vất vả cực nhọc của gười leo đốc. Câu
thơ nghe như có hơi thở nặng nhọc cửa người lính trên những dốc núi cheo leo.
Ngồi bút của Quang Dũng vẫn tiếp tục đẩy chiều cao của dốc núi lên đến tuyệt đối
"heo hút cồn mây súng ngửi trời ". Núi cao tưởng chừng như chạm mây,
mây chất thành đống, nối thành cồn “heo hút cồn mây”, người lính như đứng trên
mây giữa bốn bề mây. Tiếp đó là chữ dùng rất bạo "súng ngửi trời”. Súng ngửi
trời là cách đo chiều cao của người lính vừa chính vừa rất tếu. Từ “ngửi” có thể
xem là nhân từ có sức biểu hiện rất cao. Người lính như đi trên mây, treo trên
lưng mây, mũi súng chạm tới đỉnn trời. Hiệu lực của bút pháp lãng mạn không chỉ
dựng lên một thiên nhiên hiểm trở, một chặng đường hành quân gian nan mà còn dựng
lên kích thước, tư thế của người lính, sát ngang tầm thiên nhiên đó.
Hai câu thơ
trên có sự phối thanh tuyệt vời của những thanh trắc và dòng thơ sau như bẻ
đôi, để vẽ ra hai dốc núi vút lên và đổ xuống gần như thẳng đứng. “Ngàn thước
lên cao, ngàn thước xuống ". Cảnh tượng được vẽ bằng thủ pháp đối lập khắc
họa được cái dữ dội gân guốc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dốc núi cheo
leo đến chóng mặt nhìn lên rất cao, nhìn xuống vực sâu thăm thẳm, người lính
như treo mình giữa vực sâu sườn núi của chặng đưởng hành quân.
Nghệ thuật đối
lập vẫn tiếp tục được sử dụng triệt để, đối lập không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn
ở thanh điệu. Nếu ở ba câu trên toàn thanh trắc thì câu cuối của khổ thơ lại
toàn thanh bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Dòng thơ như bỗng bay
ngang lưng trời gợi ra cái nhẹ nhàng thoải mái của những phứt dừng chân với bản
làng, những chóp nhà thấp thoáng ẩn hiện trong sương rừng, mưa núi.
Tất nhiên
núi rừng Tây Bắc hồi ấy có hoang vu hiểm trở, nhưng cảm hứng lãng mạn bắt lấy sự
thật ấy và tô đậm lên thành bức tranh thơ vừa khắc hoạ được chặng đường hành
quân gian nan, vừa gợi tả được vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Nhờ thế làm
nổi bật phẩm chất hào hùng và ý chí dấn thân của người lính Tây Tiến.
Bút pháp
lãng mạn vẫn tiếp tục tô đậm vẻ hoang dại dữ dội chứa đầy huyền bí ghê gớm của
rừng thiêng.
Chiều chiều
oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường
Hịch cọp trêu người.
Để làm nổi bật
cái hoang đại huyền bí của rừng già, Quang Dũng đã chọn âm thanh của tiếng thác
gầm thét và tiếng thú dữ doạ người. Oai linh của rừng thẳm trong tiếng thác gầm
thét, khiến người đọc cảm thấy cao cả, cái âm u của rừng thiêng. Trong âm thanh
ấy hai tiếng “Mường Hịch” đi với nhau nghe nặng như chân cọp. Câu thơ đã gây được
ấn tượng mạnh mẽ cho trí tưởng tượng của người đọc.
Nếu ở đoạn
trên bút pháp lãng mạn tô đậm vẻ đẹp hoang dại hùng vĩ của thiên nhiên thì ở đoạn
dưới cảm hứng lãng mạn lại gây ấn tượng mạnh về cái thơ mộng tụỵệt mỹ của núi rừng
Tây Bắc. Chất lãng mạn của Tây Tiến được bộc lộ ở vẻ mĩ lệ, đuyên dáng của
thiên nhiên và con người.
Doanh trại bừng
lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm
áo tự bao giờ
Khèn lên man
điệu nàng e ấp
Nhạc về
Viêng Chăn xây hồn thơ.
Đêm liên
hoan văn nghệ có đuốc, có hoa, có tiếng khèn điệu múa, dịu dàng e ấp tình tứ và
cả cái mê say của tâm hồn thơ. Chất men lãng mạn gần như bay bổng hơn ở hình ảnh
hồn lau và hoa đong đưa. Chỉ có người từng sống ở Tây Bắc mới cảm nhận hết vẻ đẹp
ở hình ảnh "hồn lau ". Bông lau đơn sơ, phơ phất như đượm hồn ngàn
xưa của đất nước. Hoa đong đưa có giá trị gợi hình cao, ta không chỉ cảm nhận ở
những hình ảnh cụ thể mà còn ở cái hồn của trạng thái có cái gì nuối tiếc chơi
vơi.
Hai đoạn thơ
bút pháp lãng mạn, được bộc lộ rất rõ ở nghệ thuật đối lập vừa hùng vĩ bí hiểm,
lạỉ vừa thơ mộng tuyệt mỹ đó chính là chất tài hoa trong ngòi bút Quang Dũng.
Bút pháp
lãng mạn tiếp tục được ngòi bút Quang Dũng khai thác triệt để khi dựng lên chân
dung người lính Tây Tiến:
Tây Tiến
đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh
màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi
mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm.
Đoạn thơ sử
đụng bút pháp đối lập, đối lập giữa ngoại hình tiều tụy, bệnh tật, xanh xao với
sức mạnh tinh thần, bên trong ngoại hình của người lính Tây Tiến
Đăng nhận xét