Luyện thi đại họcPhân tích bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính


Trong bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”, Hoài Thanh đã viết “chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một tâm hồn thơ rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trong Lư, hùng Tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Phác, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính”. Đúng, thơ Nguyễn Bính là lối thơ đậm đà dân tộc với những điệu lục bát quen thuộc, những cách diễn đạt ý nhị, duyên dáng, bình dị, những hình ảnh đầy thiên nhiên, Do đó, hầu hết thơ Nguyễn Bính là những thôn ca với một thư tình quê, cảnh quê rất mộc mạc mà gợi cảm, Bài “Tương tư” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

"Tương tư" - Nguyễn Bính - Ôn thi đại học

I. Vài nét về tác giả và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Bính
1.Nguyễn Bính (1918-1966)
Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, quê huyện Vụ Bản-Nam Định. Ông mồ côi mẹ từ sớm. Sau này ông lưu lạc nhiều nơi, vừa dậy học vừa làm thơ. Từ CM tháng 8 đến kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, hoạt động văn nghệ và báo chí ở HN, Nam Định. Ông mất đột ngột vào ngày 30 Tết năm 1966. Ông được nhà nước tặng giả thưỏng HCM năm 2000.
2.Sự nghiệp văn thơ :
-Nguyễn Bính làm thơ từ lúc 13 tuổi. Ông đoạt giải thưởng của “Tự lực văn đoàn” với tập thơ “Tâm hồn tôi”. Ông có các tập thơ tiêu biểu : “Lỡ bước sang ngang” (1940), “Mười hai bến nước” (1942), “Gửi vợ miền Nam” (1955).
3.Là một nhà thơ mới nhưng Nguyễn Bính lại đào sâu truyền thống dân gian nên đã đem đến cho thơ mình một vẻ đẹp “chân quê”.
-Cảnh sắc và bong dáng con người trong thơ Nguyễn Bính đều thấm đượm tình quê, duyên quê, chân quê và phảng phất hồn xưa đât nước,… Nguyễn Bính có sở trường nhất ở thể lục bát. Bài “Tương tư” rút từ tập : “Lỡ bước sang ngang” (1940)

II Phân tích
1.Bài thơ đã nói lên được quy luật tình yêu :
-Trai gái yêu nhau, nhớ nhau mà không được gặp nhau gọi là tương tư. Nhưng thường thường là chỉ một người thương nhớ một người mà không được đáp lại, trường hợp này văn chương mới gọi là tương tư.
- Ở đây Nguyễn Bính có cách tương tư, bộc lộ tình yêu rất   riêng của ông.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông..yêu nàng”
Nỗi tương tư ở dây tuy có vẻ còn mơ hồ, bâng quơ nhưng không kém phần tha thiết. Cặp từ “chín nhớ, mười thương” đã diễn tả điều đó.
- Với Nguyễn Bính, “Tương tư” là một căn bệnh có sẵn của những chàng trai mang giống “đa tình”, một căn bệnh tự nhiên như gió mưa của trời đất vậy, là một căn bệnh rất dễ thương và đáng yêu.
“Gió mưa là bệnh của giời
Tuơng tư là bênh của tôi yêu nàng”
- Bệnh tình xem ra chưa đến nỗi nặng lắm “tương tư không ốm cũng sầu” mà chỉ vừa đủ diễn tả thành những lời băn khoăn hờn dỗi, trách móc, rất dễ thương.
“Hai thôn…này”
Những lời trách móc có vẻ vô lý, nhưng lại rất có duyên, chỉ đủ làm vơi đi nỗi nhớ mong tha thiết vô vọng mà thôi.
- Chàng trai hết trách rồi lại kể lể, lại than
“Tương tư thức bốn đêm rồi…”
Thời gian chờ đợi cứ lạnh lùng trôi qua mà lòng chàng trai thì héo hon tàn úa.
“Ngày qua...lá vàng”
Chú ý phân tích nhịp 3/3. Câu 6 diễn tả thời gian trôi đi chậm rãi, nặng nề, chán ngán vô vọng. Đặc biệt là từ “nhuộm” gợi thời gian chậm chạp và nỗi tương tư đó nhuộm héo úa cả cỏ cây.
-Sau lời than, trái tim nhà thơ lại bừng lên hi vọng : nghĩ đến lễ nghi cưới xin, cái đích của nỗi nhớ mong.
“..hàng cau …”
Thế nhưng “cau thôn Đoài lại nhớ trầu không thôn nào?” mất rồi! Chữ “thôn nào” phải chăng đã đưa nỗi “tương tư” này vào cõi thất vọng, bẽ bàng? Qua bài thơ, người đọc rất dễ dàng cảm thông với trái tim đang nồng nàn nỗi nhớ mong của chàng trai đã đến tuổi khát khao yêu đương và giàu mơ mộng. Quan trọng hơn nữa ở đây ta có thể nhận ra những trạng thái tự nhiên chân thực mà tinh tế phức tạp của trái tim, của “cái tôi thơ mới”.

2.Bài thơ gợi lên hồn quê, tình quê cảnh quê, hồn xưa đất nước.
a.Sử dụng thể thơ lục bát đậm đà màu sắc dân ca với lối dùng hình ảnh bình dị đã đưa người đọc vào thế giới của làng quê Việt Nam cổ truyền.
b.Lối tư duy gắn chặt với thiên nhiên, tạo nên những cảnh thơ đầy thiên nhiên.
c.Nó còn thể hiện ở cách bày tỏ tình cảm kín đáo và tế nhị của chàng trai.


            - Thâu tóm lại giá trị chính của bài thơ

- Nói chuyện “Tương tư” nhưng thực chất là nói khát vọng vươn lên tới hạnh phúc trọn đời, một khát vọng rất giàu tính nhân đạo.

Đăng nhận xét

 
Top