Luyện thi đại học môn văn: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam
Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về
tình cảnh người nông dân trước Cách mạng
Giới thiệu kết quả về Nam Cao và Chí
Phèo, Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
Khám phá riêng của mỗi tác giả.
1. Khám
phá tiếng của Chí Phèo trong Nam Cao :
-Thân phận khốn khổ của người nông dân :
Chí Phèo từ đứa trẻ bỏ rơi bơ vơ, không nhà cửa, không họ hàng thân thích, làm
anh canh điền cho nhà Bá Kiến rồi bị đầy vào tù.
Bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh,
bị huỷ hoại nhân tính đến nhân hình, bị gạt bỏ ra ngoài xã hội loài người, trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Khi thức tỉnh nhân tính, Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống
lương thiện, nhưng bị xã hội làng Vũ Đại lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo rơi vào
bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi phẫn.
Qua Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một hình
tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng, một bộ phận người
lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá.
2. Khám
phá riêng của Kim Lân trong Vợ nhăt
-Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng (
dân ngụ cư, nghèo túng, không lấy nổi vợ, dáng đi lòng khòng.. )
-Tình cảnh thê thảm của người nông dân
trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.. Cảnh ngộ và vợ Tràng ngồi vêu bên kho thóc , mặt lưỡi cày
xám xịt.. câu chuyện nhặt được vợ của Tràng và cảnh rước nàng dâu về nhà chồng
đã phơi bày sự nghèo đói và thê thảm.
3.Kết
thúc của hai tác phẩm
a. Khác
nhau
-Truyện “Chí Phèo” bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ đã cuất hiện ở
phần đầu tác phẩm khi nghe tin Chí Phèo chết Thị Nở nhìn ngang xuống bụng và
trong đầu Thị thoáng hiện ra hình ảnh lò gạch bỏ không và vắng người qua lại.
-Còn truyện “Vợ nhặt” kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong đầu Tràng : đoàn người
đi phá kho thóc của Nhật cũng với lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh
này đối lập với hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả ở
những phần trước của thiên truyện.
b. Giải
thích vì sao có sự khác nhau.
Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch
sử : “Chí Phèo” viết trước Cách Mạng
( viết năm 1940, in năm 1941 ) trong hoàn cảnh đêm tối của XH VN đương thời.
Còn “Vợ nhặt” viết sau năm 1945 khi
quần chúng đã được CM giải phóng.
Chí Phèo thuộc khuynh hướng văn học CM từ sau năm 1945 có
khả năng và cần thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống
XH.
Kết thúc của Chí Phèo đầy ám ảnh góp phần
tạo nên kết cấu theo kiểu vòng tròn, thể hiện sự bế tắc của số phận người nông
dân, đồng thời cho thấy hiện tượng Chí Phèo vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội
cũ. Còn kết thúc “Vợ nhặt” mở ra một
hướng giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ ra con đường sống của người nông
dân và cho thấy khi bị đẩy vào tình trạng đói khát đường cùng thì những người
nông dân nghèo khổ sẽ hướng đến cách mạng.
>>>Tham khảo cấu trúc đề văn thi đại học 2015.
>>>Tham khảo cấu trúc đề văn thi đại học 2015.
4.Phân
tích đặc sắc, tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
a. Của
“Chí Phèo”
- Tố cáo tội ác của xã hội cũ đẩy người
nông dân lương thiện vào tình trạng tha hoá lưu manh hoá, huỷ hoại cả nhân tính
lẫn nhân hình của con người và khi trở về với cuộc sống lương thiện thì bị xã hội
lạnh lùng cứ tuyệt.
- Từ đó cất lên tiếng kêu khẩn thiết đòi
quyền sống, quyền làm người lương thiện cho những người cùng khổ thuộc xã hội.
Thể hiện niềm tin và bản chất lương thiện
của người lao động. Khẳng định khát vọng lương thiện của họ ngay cả khi bị đẩy
vào tình trạng lưu manh hoá. Với “Chí
Phèo”, Nam Cao là nhà văn đồng tình với khát vọng lương thiện của con người.
b. Của
“Vợ nhặt”
- Sự cảm thông với tình trạng đói khổ
cùng cực của người dân lao động như năm bên bờ vực thẳm của cái chết.
- Khẳng định bản chất tốt đẹp của người
lao động. Trong cảnh cùng đường đói khát, họ vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau.
- Thể hiện khát vọng đầy tính nhân bản của
con người. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, người lao động vẫn không bao giờ mất
hết niềm tin ; vẫn khao khát có một mái ấm gia đình, khát khao về hạnh phúc, họ
không nghĩ về cái chết mà chỉ nghĩ về sự sống.
>>>Xem thêm: So sánh 2 tác phẩm "Rừng xà nu" và "Những đứa con trong gia đình".
Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân.
>>>Xem thêm: So sánh 2 tác phẩm "Rừng xà nu" và "Những đứa con trong gia đình".
Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân.
Đăng nhận xét