Nhận xét về thiên nhiên trong “Truyện Kiều”, Đặng Thanh Lê từng nói : “Có thể nói thiên nhiên trong “Truyện Kiều” cũng là một nhân vật, một nhân vật thường lặng lẽ, kín
đáo nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn luôn thấm đượm tình người…
Thiên nhiên vốn không phải là chủ đề riêng của Nguyễn Du mà nó là chủ đề chung của thi
sĩ muôn đời. Nhưng thiên nhiên đi
vào “Truyện Kiều”, đi vào tâm hồn đại
thi hào Nguyễn Du lại có những nét rất
riêng. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du chỉ tạo cơ hội cho thiên nhiên xuất hiện khi cần tạo nền cảnh
cho một cuộc gặp gỡ, hẹn hò hoặc khi bộc lộ giúp những cảm nhận tâm trạng của
các nhân vật về thời gian, không gian, cảnh ngộ,…
Trong tiết
thanh minh trong sáng, khắp nơi nô nức đi tảo mộ, du xuân, thiên nhiên ùa vào lòng người với những nét màu thật sáng đẹp và dồi
dào sức sống :
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Một mùa xuân
với màu xanh rợn ngợp của cỏ non, với một vài bông lê điểm xuyết. Chỉ với đôi
nét chấm phá, qua ngòi bút tài hoa của nhà nghệ sĩ, cả một bức tranh xuân bừng
sáng hiện lên. Trong cái không gian bát ngát màu xanh của cỏ mùa xuân, điểm vào
một vài bông hoa lê trắng muốt, tinh khiết, đưa lòng người trong cảnh bay bay
nhè nhẹ, lâng lâng.
Cảnh như đang nâng nhẹ bước chân ba
chị em Thuý Kiều :
“Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Cảnh ở đây
thật thơ mộng và thắm đượm tình người. Một dòng nước, một nhịp cầu nho nhỏ cũng
đủ gợi lên những nét thanh thanh của phong cảnh.
Thiên nhiên càng trở nên hữu tình, thơ mộng khi
Kiều chia tay với Kim Trọng :
“Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Nguyễn Du không cần giá vẽ nhưng đã dựng nên một
bức tranh thiên nhiên thật đẹp và
hài hoà. Dưới cầu là dòng nước êm đềm chảy, bên cầu là hình ảnh “tơ liễu bóng
chiều thướt tha”. Cảnh vật gắn bó nhau, tôn nhau lên, chiếc cầu nhỏ như làm đẹp
cho dòng nước và dòng nước làm cho chiếc cầu càng trở nên xinh xắn, đáng yêu
hơn. Ở đây, Nguyễn Du có nói đến
hình ảnh “bóng chiều”nhưng bóng chiều không gợi nỗi buồn mà đẹp một cách lạ thường.
Phải chăng
lúc này là lúc Kim Trọng chia tay với Thuý Kiều, tâm hồn Kiều hồn nhiên trong
sáng nên cảnh cũng mang những nét hồn nhiên trong sáng của Kiều. Cảnh thiên nhiên thấm đượm hồn người, tình
người, mang nỗi niềm của con người. Thiên
nhiên còn trở thành nhân vật thứ ba chứng kiến buổi thề non hẹn biển giữa
Kiều với chàng Kim :
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai mặt một lời song song”
“Vầng trăng
vằng vặc giữa trời” kia như là một nhân chứng cho mối tình trong sáng, đẹp tươi
của đôi trai tài, gái sắc. Trong “Truyện
Kiều”, đã hơn bốn mươi lanà Nguyễn
Du nhắc đến ánh trăng nhưng có lẽ ánh trăng trong đêm thề nguyền này đã đi
vào tiềm thức, đã trở nên gắn bó nhất với Thuý Kiều. Trăng là người làm chứng
cho mối tình của nàng với chàng Kim và cũng là người bạn gần gũi, gắn bó với
nàng trong mọi hoàn cảnh :
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung”
Trước không
gian rộng lớn, rợn ngợp của lầu Ngưng Bích, Kiều như một tấm thân bơ vơ, lạc lỏng.
Nàng tìm đến với thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm bầu bạn. Dường như Nguyễn Du đã kéo vầng trăng từ xa vời vợi
kia gần nàng Kiều hơn. Trăng như người bạn tri âm tri kỷ đang san sẻ cùng tâm
trạng của nàng :
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa
xa”
Một cánh buồm
nhỏ bé trước mặt biển bao la trong cảnh hoàng hôn cũng đủ gợi gợi lên trong
lòng người đọc thấm thía nỗi buồn của nàng Kiều. Đó là nỗi buồn lẻ loi, cô đơn,
lạc lỏng bơ vơ nơi chân trời góc bể của người con gái không biết bấu víu vào
đâu :
“Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Nếu trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết :
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
thì quả là
không sai. Nỗi buồn trong Kiều thật mênh mang, rợn ngợp, một nỗi buồn khiến cho
lòng người khô héo. “Nội cỏ” ở đây cũng “dầu dầu” cũng mang tâm sự nỗi lòng của
Kiều. Đó là nỗi buồn vì cuộc đời đang bị xô đâỷ, vùi dập. Nỗi buồn đó cứ dấy
lên mãi, ứ đọng mãi, khơi gợi nỗi niềm tủi nhục đau thương đến ứa nước mắt. Aâm
thanh của tiếng sóng hay cũng chính là những tai hoạ, những khó khăn đang rình
rập, có nguy cơ ập xuống đầu Kiều, choáng ngợp khắp tâm trí Kiều. Cảnh ở đây vừa
mênh mang, rợn ngợp vừa mang tâm sự u hoài của lòng người.
Có thể nói thiên nhiên luôn là hình ảnh thân gần,
gắn bó với mỗi chúng ta, nó không chỉ là khung cảnh gần gũi trong cuộc sống đời
thường mà đã đi vào văn học, cụ thể đi vào “Truyện Kiều”. Nguyễn Du đã mượn thiên nhiên làm nền cho truyện và cũng biến thiên nhiên thành một nhân vật, mang tâm sự, nỗi lòng của con người.
Ngòi bút thơ của Nguyễn Du tài hoa,
điêu luyện khi dựng lên hình ảnh thiên
nhiên .Thiên nhiên mãi là hình ảnh, là nhân vật không thể thiếu trong “Truyện Kiều” . “Truyện Kiều” mãi mãi là
viên ngọc quý, là cuốn sách gối đầu giường của mõi chúng ta.
Nhà thơ Sông
Lam, Núi Hồng đã ra đi, nhưng “Truyện Kiều”
mãi mãi là dòng sông mát lành chảy qua tâm hồn chúng ta để lại một lớp phù sa
màu mỡ. Trên lớp phù sa màu mỡ đó, ta luôn luôn gặp hình ảnh tươi đẹp, sống động,
mang đậm tình người của thiên nhiên.
>>> PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THÚY VÂN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
>>> PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THÚY VÂN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Đăng nhận xét