Nguyên phân (hay còn gọi là phân bào nguyên nhiễm) nó chính là pha M của chu kỳ tế bào, tiếp
ngay sau pha G2. Quá trình phân bào
này được phát hiện lần đầu tiên bởi Straburger và Flemminh từ năm 1882.
Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế
bào sinh dục sơ khai
Diễn biến của
nguyên phân có thể tạm thời chia
thành 2 giai đoạn là phân chia nhân (caryokinesis) và phân chia tế bào chât (cytokinesis) được chia thành 4 kỳ cụ thể như sau: kì đầu, kì giữa, kì sau
và kỳ cuối
Thực tế,
trong tế bào sống rất khó phân biệt giới hạn chuyển tiếp giữa các kì. Mỗi kì được
đặc trưng bởi cấu trúc, hình thái của NST, bộ máy phân bào, màng nhân...cũng như các tính chất lí hóa, của tế bào chất.
Chúng ta lưu
ý rằng bộ nhiễm sắc thể đơn (2n đơn) đã được nhân đôi ở pha S của kì trung gian
tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n kép. Các bạn có thể xem thêm phần chu kì tế bào để
hiểu thêm.
1. Kì đầu
Màng nhân và
nhân con tiêu biến.
Thoi vô sắc
xuất hiện
NST bắt đầu
co ngắn và đóng xoắn.
2. Kì giữa
Nhiễm sắc thể
(dạng kép) co xoắn cực đại sắp xếp thành một hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo
của thoi vô sắc (mỗi tơ vô sắc đính vào một phía của tâm động)
3. Kì sau:
Các NST đơn
trong NST kép tách nhau ra tại tâm động dàn thành hai hàng ngang phân ly về hai
cực của tế bào (hoạt động phân li của NST là nhờ hoạt động co rút của tơ vô sắc).
4. Kì cuối
Các NST dãn xoắn trở về dạng sợi mảnh.
Thoi vô sắc
tiêu biến, màng nhân và nhân con xuất hiện.
Tiếp sau
phân chia nhân như ở trên thi tê bào sẽ tiến hành phân chia tế bào chất để tạo thành 2 tế bào con (nói chính xác hơn
thì quá trình phân chia tế bào chất
bắt đầu từ kì sau hoặc đầu kì cuối). Quá trình phân chia tế bào chất có thể tóm tắc như sau:
Đối với tế
bào động vật sự phân chia tế bào chất
được bắt đầu bởi sự hình thành một eo thắt tại vùng xích đạo ở giữa hai nhân. Sự
hình thành eo thắt và lõm sâu của eo tiến tới cắt đôi tế bào chất là do sự hình
thành một vùng co rút ở vùng xích đạo được cấu tạo bởi các sợi actin. Khi vòng
sợi actin co rút kéo theo phần màng sinh chất lõm thắt vào trung tâm và khi
màng nối với nhau sẽ phân tách tế bào chất thành hai nửa, mỗi nửa chứa một
nhân. Mặt phẳng phân cắt tế bào thẳng góc với trục của thoi phân bào.
Đối với tế
bào thực vật được bao bọc bởi lớp vỏ xenlulozo làm cho tế bào không vận động được
nên sự phân chia tế bào chất bằng sự
xuất hiện một vách ngăn ở vùng trung tâm xích đạo, vách ngăn phát triển dần ra
ngoại vi cho đến khi liền với vách bao tế bào và phân tách tế bào chất thành
hai nửa chứa nhân. Tham gia vào sự tạo thành vách ngăn có phức hệ Golgi, mạng
lưới nội chất và các vi ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo.
Các bào quan
như ti thể, lục lạp, mạng lưới nội chất...được phân về tế bào con diễn ra ngay ở
kì sau. Nói chung trong thời kì phân bào
các hoạt động tổng hợp các chất, hoạt động sinh lí tế bào bị dừng hoặc giảm bớt
để tập trung cho sự phân bào
Như vậy từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n qua nguyên phân bình thường tạo thành 2 tế
bào con cũng có bộ NST 2n giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. Nếu như sự
phân chia nhân không đi kèm với sự phân
chia tế bào chất sẽ tạo nên tế bào có nhiều nhân.
>>> GIẢM PHÂN
>>> GIẢM PHÂN
Đăng nhận xét