Phân bào giảm nhiễm gọi tắt là giảm phân được Boreri phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887, nhưng mãi những năm 30-40 của thế kỉ 20 các nhà di truyền học và tế bào học mới làm sáng tỏ vai trò của chúng.

Trước khi bước vào giảm phân, sự nhân đôi của ADN và nhiếm sắc thể đã diễn ra ở kì trung gian. Quá trình giảm xảy ra qua hai lần phân bào liên tiếp, trong đó mỗi lần phân bào cũng diễn ra qua 4 kì: kì trước, kì giữa, kì sau và kì cuối. Giữa hai lần phân bào có kì chuyển tiếp. Nhưng diễn biến quan trọng tập trung ở lần phân bào I, còn diễn biến ở lần phân bào II về bản chất giống với nguyên phân.

Các chu kỳ của giảm phân 1 và 2

a. Lần phân bào I

- Kì đầu I: Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng diễn ra quá trình tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo.
Trao đổi chéo là hiện tượng của 2 cromatit khác  nhau trong cặp NST kép tương đồng bị đứt ra các đoạn tương ứng và trao đổi cho nhau làm cho các gen alen đổi chỗ cho nhau trong cặp NST (là cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen).
- Kì giữa I: Các cặp NST kép sắp xếp thành hai hàng ngang trên mắt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Kì sau I: Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng phân ly độc lập và đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối I: Hình thành 2 tế bào mang bộ NST đơn bội kép (bộ NST trong 2 tế bào khác nhau về nguồn gốc (do sự phân ly độc lập) và có thể khác nhau về cấu trúc (nếu có xảy ra trao đổi chéo).
b. Lần phân bào II
- Kì đầu II: NST tồn tại ở dạng trạng thái kép bắt đầu co xoắn.
- Kì giữa II: Các NST sắp xếp thành một hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Kì sau II: Mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn phân li đồng đều về hai cực của tế bào.
- Kì cuối II: Mỗi tế bào hình thành nên 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái NST đơn.
Như vậy kết thúc quá trình giảm phân từ 1 tế bào mang bộ NST lưỡng bội 2n tạo thành 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội n. Nhưng bộ NST trong 4 tế bào con khác nhau về nguồn gốc và có thể khác nhau về cấu trúc (hay nói cách khác là tổ hợp gen trên các NST đó là khác nhau) xem thêm bài tập về xác định nguồn gốc NST.
c. Hình thành giao tử:
Ở giới đực thì mỗi tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4 tế bào con và cả 4 tế bào đều biến đổi thành 4 giao tử đực mang bộ NST đơn bội n.
Ở giới cái thì mỗi tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào con và chỉ có 1 tế bào biến đổi thành 1 giao tử cái mang bộ NST đơn  bội.
d. Thụ tinh

Khi thụ tinh 1 giao tử đực kết hợp với 1 giao tử cái hình thành 1 hợp tử, trong quá trình này bộ NST của giao tử đực và bộ NST của giao tử cái hợp nhất với nhau tạo thành bộ NST của hợp tử (n + n = 2n).

>>> NGUYÊN PHÂN

Đăng nhận xét

 
Top