Cánh cửa đại
học liệu có mở rộng hơn với các sĩ tử khi có tới 4 nguyện vọng vào đại học?
Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng
năm 2015, mỗi thí sinh sẽ có 4 phiếu xét tuyển nguyện vọng tương đương với 4 đợt xét tuyển (chưa tính đến 1 lần
rút hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 để
xét vào trường khác). Tuy nhiên, 4 nguyện
vọng với ít nhất 16 cơ hội vào đại học nghe thì rất nhiều nhưng lại là
nguyên nhân khiến bạn quyết định sai vì quá chủ quan.
Bạn chỉ có thể xét tuyển vào 1 trường
ở NV1
Nếu như năm
trước, bạn có thể có 2 cơ hội trúng tuyển vào 2 trường đại học khác nhau trong
đợt xét tuyển NV1 thì năm 2015, bạn chỉ được xét tuyển vào duy nhất 1 trường đại
học dù dự thi 2 tổ hợp môn thi khác nhau.
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Bạn có thể có 2 lựa chọn khi trúng tuyển khối A1 vào ĐH Bách
khoa HN và D1 ĐH Ngoại thương.
|
Bạn dự thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí. Mặc dù số
môn dự thi đáp ứng được cả 2 tổ hợp môn A1 và D1 nhưng bạn chỉ được sử dụng 2
tổ hợp này để xét tuyển vào duy nhất 1 trường đại học với 4 lựa chọn
ngành/nhóm ngành.
|
Mức độ cạnh tranh ở NV1 vào trường tốp
đầu trở nên “khốc liệt”
Nếu như năm
2014, thí sinh sẽ làm hồ sơ đăng kí NV1 trước khi kỳ thì đến năm 2015, sau khi
biết kết quả thi thí sinh mới bắt đầu lựa chọn trường đại học để xét tuyển NV1.
Sau khi công bố điểm thi, trường ĐH sẽ công bố mức điểm tối thiểu xét tuyển. Vì
thế, học sinh có thêm một căn cứ để xác định việc đỗ/trượt của mình khi lựa chọn
trường đại học xét tuyển. Thay vì trước đây, thí sinh chỉ dựa vào điểm chuẩn những
năm trước để nộp HSĐKDT.
>>
Không tránh khỏi tình trạng thí sinh vì thấy điểm của mình đủ điều kiện xét tuyển
nhóm trường tốp đầu sẽ tập trung nộp NV1 vào nhóm trường này.
Rất khó để xác định cơ hội đỗ/trượt
Những năm
trước, học sinh thường dựa vào điểm chuẩn và tỉ lệ chọi những năm trước để “lượng sức” mình. Mức điểm chuẩn và tỉ lệ chọi này thường rất ổn định. Tuy
nhiên, với quy chế tuyển sinh mới ban hành, thí sinh sẽ rất khó dự đoán được tỉ lệ chọi và điểm chuẩn của trường đại
học mình định xét tuyển dẫn đến rất khó định hình cơ hội đỗ/trượt của mình.
Cơ hội càng nhiều – thách thức càng lớn
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 mở ra nhiều cơ hội
cho học sinh với 4 phiếu xét tuyển nguyện
vọng. Tuy nhiên, cơ hội càng mở ra bao nhiêu thì thách thức để đầu quân vào
trường đại học mơ ước là càng lớn. Vì thế, đừng lơ là cảnh giác, ngay từ bây giờ
hãy tập trung vào học tập, thường xuyên kiểm tra đánh giá để xem phong độ của
mình có bị tụt giảm không nhé!
Điều bạn cần làm là gì?
- Không lựa
chọn ngành nghề/trường đại học theo số đông, theo xu hướng.
- Ngay từ
bây giờ, hãy lựa chọn ngành nghề/trường đại học yêu thích và kiên định với lựa
chọn này. Tránh trường hợp sau khi biết điểm mới hoang mang giữa rất nhiều lựa
chọn.
Nguồn:tintuc.hocmai.vn
Cánh cửa đại
học liệu có mở rộng hơn với các sĩ tử khi có tới 4 nguyện vọng vào đại học?
Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng
năm 2015, mỗi thí sinh sẽ có 4 phiếu xét tuyển nguyện vọng tương đương với 4 đợt xét tuyển (chưa tính đến 1 lần
rút hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 để
xét vào trường khác). Tuy nhiên, 4 nguyện
vọng với ít nhất 16 cơ hội vào đại học nghe thì rất nhiều nhưng lại là
nguyên nhân khiến bạn quyết định sai vì quá chủ quan.
Bạn chỉ có thể xét tuyển vào 1 trường
ở NV1
Nếu như năm
trước, bạn có thể có 2 cơ hội trúng tuyển vào 2 trường đại học khác nhau trong
đợt xét tuyển NV1 thì năm 2015, bạn chỉ được xét tuyển vào duy nhất 1 trường đại
học dù dự thi 2 tổ hợp môn thi khác nhau.
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Bạn có thể có 2 lựa chọn khi trúng tuyển khối A1 vào ĐH Bách
khoa HN và D1 ĐH Ngoại thương.
|
Bạn dự thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí. Mặc dù số
môn dự thi đáp ứng được cả 2 tổ hợp môn A1 và D1 nhưng bạn chỉ được sử dụng 2
tổ hợp này để xét tuyển vào duy nhất 1 trường đại học với 4 lựa chọn
ngành/nhóm ngành.
|
Mức độ cạnh tranh ở NV1 vào trường tốp
đầu trở nên “khốc liệt”
Nếu như năm
2014, thí sinh sẽ làm hồ sơ đăng kí NV1 trước khi kỳ thì đến năm 2015, sau khi
biết kết quả thi thí sinh mới bắt đầu lựa chọn trường đại học để xét tuyển NV1.
Sau khi công bố điểm thi, trường ĐH sẽ công bố mức điểm tối thiểu xét tuyển. Vì
thế, học sinh có thêm một căn cứ để xác định việc đỗ/trượt của mình khi lựa chọn
trường đại học xét tuyển. Thay vì trước đây, thí sinh chỉ dựa vào điểm chuẩn những
năm trước để nộp HSĐKDT.
>>
Không tránh khỏi tình trạng thí sinh vì thấy điểm của mình đủ điều kiện xét tuyển
nhóm trường tốp đầu sẽ tập trung nộp NV1 vào nhóm trường này.
Rất khó để xác định cơ hội đỗ/trượt
Những năm
trước, học sinh thường dựa vào điểm chuẩn và tỉ lệ chọi những năm trước để “lượng sức” mình. Mức điểm chuẩn và tỉ lệ chọi này thường rất ổn định. Tuy
nhiên, với quy chế tuyển sinh mới ban hành, thí sinh sẽ rất khó dự đoán được tỉ lệ chọi và điểm chuẩn của trường đại
học mình định xét tuyển dẫn đến rất khó định hình cơ hội đỗ/trượt của mình.
Cơ hội càng nhiều – thách thức càng lớn
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 mở ra nhiều cơ hội
cho học sinh với 4 phiếu xét tuyển nguyện
vọng. Tuy nhiên, cơ hội càng mở ra bao nhiêu thì thách thức để đầu quân vào
trường đại học mơ ước là càng lớn. Vì thế, đừng lơ là cảnh giác, ngay từ bây giờ
hãy tập trung vào học tập, thường xuyên kiểm tra đánh giá để xem phong độ của
mình có bị tụt giảm không nhé!
Điều bạn cần làm là gì?
- Không lựa
chọn ngành nghề/trường đại học theo số đông, theo xu hướng.
- Ngay từ
bây giờ, hãy lựa chọn ngành nghề/trường đại học yêu thích và kiên định với lựa
chọn này. Tránh trường hợp sau khi biết điểm mới hoang mang giữa rất nhiều lựa
chọn.
Đăng nhận xét