Kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ được tổ chức vào tháng
6/2015. Tuy nhiên, các trường đại học sẽ sử dụng kết quả kỳ thi thế nào? Đề thi
tuyển vào các trường TOP học sinh phải học những gì?
Những vấn đề nóng:
- Kết quả của kỳ thi THPT quốc gia có được các trường
đại học sử dụng để tuyển sinh hay không?
- Những trường nào sẽ tổ chức thêm một kỳ thi riêng?
- Sẽ phải thi những môn gì trong kỳ thi riêng vào
các trường đại học?
- Học như thế nào cho kỳ thi riêng vào các trường
TOP?
Năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia sẽ chỉ còn 3 môn thi
bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn thi bắt buộc. Tuy nhiên, kết quả
của kỳ thi này có được các trường đại học sử dụng để tuyển sinh hay không? Theo
quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương án khác phải
xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.
Trước kết, có 3 khái niệm mà học sinh cần hiểu rõ
(sau đây gọi chung 3 khái niệm là thi tuyển)
- Thi riêng
Ví dụ: Trường Đại học A sẽ tổ chức một kỳ thi riêng,
tách biệt với kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả kỳ thi THPT quốc gia chỉ có vai trò
xét tốt nghiệp mà thôi.
Hiện nay, mới chỉ có duy nhất trường ĐHQGHN công
khai sẽ tổ chức một kỳ thi riêng.
- Tuyển sinh riêng, thi bổ sung
Trường đại học sẽ tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi
THPT quốc gia kết hợp với tuyển sinh riêng (thi thêm một môn) hoặc thi bổ sung
(tổ chức thi lại tổ hợp môn xét tuyển).
Hiện nay, mới chỉ có duy nhất trường ĐHQGHN đã công
khai sẽ tổ chức một kỳ thi riêng. Một số trường đại học khác cũng đã đưa ra ý
kiến về mức độ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tuy nhiên chưa công bố
chính thức.
Trên cơ sở “đổi mới thi không gây sốc”, các trường
ĐH sẽ công bố sớm đề án tuyển sinh đại học và mức độ sử dụng kết quả kỳ thi
THPT quốc gia. Như lãnh đạo nhiều trường đã khẳng định, đổi mới sẽ không gây
khó khăn cho học sinh mà ngược lại sẽ tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát
huy năng lực và lựa chọn được trường đại học phù hợp với khả năng và sở thích.
Học sinh không nên hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến học tập.
Hocmai.vn sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về kỳ thi
tuyển sinh riêng của các trường đại học. Học sinh có thể tìm hiểu thông tin mới
nhất về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại đây.
Vậy, sẽ phải thi môn nào?
Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT: "Các trường
cần xác định tổ hợp kết quả các môn thi tương ứng với khối thi đã thực hiện như
những năm trước để xét tuyển, tránh lộn xộn trong tuyển sinh, gây lo lắng cho
thí sinh bởi các em đã học, ôn thi theo khối ngay từ khi bước vào lớp 10".
Vì vậy, Các trường ĐH sẽ sớm công bố phương án tuyển
sinh, nói rõ cách thức sử dụng kết quả các môn thi trong kỳ thi quốc gia để tuyển
sinh trên cơ sở căn bản giữ ổn định các khối thi truyền thống, chỉ bổ sung điều
chỉnh đối với một số ngành thật cần thiết để không gây khó khăn cho thí sinh.
=> Trên quan điểm "đổi mới tuyển sinh không
gây sốc", sẽ không có trường hợp học sinh dự thi tuyển riêng của ĐH Y Hà Nội
sẽ phải thi thêm môn Ngữ Văn hay là học sinh dự thi vào khoa sư phạm Văn của ĐH
Sư phạm Hà Nội sẽ phải thi thêm môn Toán.
Đây không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho học sinh mà
còn là đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân trường Đại học với mục đích tuyển được
sinh viên giỏi và phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Phải học như thế nào để thi vào trường TOP?
Trên tinh thần của các trường đại học, đề thi tuyển
riêng có thể sẽ khó hơn đề thi THPT quốc gia nhưng vẫn đảm bảo bám sát chương
trình SGK theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Đề thi tuyển riêng sẽ tập trung vào phần
kiến thức vận dụng, vận dụng cao chứ không đơn thuần là nhớ, thông hiểu tuy
nhiên sẽ không đánh đố thí sinh.
- Nắm vững kiến thức, kể cả phần kiến thức dễ nhất.
Nắm vững kiến thức, kể cả phần kiến thức dễ nhất
giúp bạn vượt qua kỳ thi THPT quốc gia, đủ điều kiện tốt nghiệp THPT và đạt được
mức điểm điểu kiện trường đại học yêu cầu (nếu có).
Theo quan điểm Bộ GD-ĐT đưa ra, cấu trúc đề thi THPT
quốc gia năm 2015 tương tự như cấu trúc đề thi ĐH năm 2014. Trong đề thi sẽ có
phần giống thi phổ thông và phần nâng lên để xét vào ĐH, CĐ. Đây là cơ hội để học
sinh có nhu cầu xét tuyển đại học (đặc biệt là các trường TOP) ghi điểm ở những
câu dễ, vừa sức và phát huy năng lực ở những câu khó, yêu cầu tư duy cao.
Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản để không bị mất
điểm ở những câu dễ, vừa sức. Kiếm điểm ở những câu hỏi dễ, vừa sức đơn giản hơn
rất nhiều kiếm điểm những câu khó. Đừng biến mình trở thành kẻ “hữu dũng vô mưu”
khi mắc sai lầm ở những câu dễ.
- Ưu tiên phần kiến thức vận dụng, vận dụng cao
Kiến thức vận dụng và vận dụng cao không chỉ dừng lại
ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà yêu cầu học sinh vận dụng tư duy của nhiều học
phần hoặc liên quan đến các lĩnh vực của thực tiễn cuộc sống. Đây có thể là những
câu hỏi khó, cực khó hoặc những câu hỏi lạ mà học sinh ít gặp phải.
Bài toán chủ yếu học sinh phải giải quyết để gia
tăng điểm số chính là câu hỏi vận dụng, vận dụng cao trong đề thi. Học sinh cần
tập trung tư duy, phân tích và học phương pháp giải cho các bài tập khó cũng như
rèn luyện thành thạo kĩ năng làm bài để đảm bảo làm trọn vẹn đề bài trong thời
gian thi quy định. Thực tế với các câu hỏi được đánh giá là khó, nếu bạn trang
bị được cho mình một số phương pháp tư duy và kĩ năng giải đặc biệt thì thời
gian làm các bài tập này có thể còn ngắn hơn các bài tập cơ bản.
Đăng nhận xét