Luyện thi đại học : Những nét đặc sắc về nghệ thuật “Vợ nhặt

Xem thêm: PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ
                    Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG CỦA TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT

I. Tạo dựng được một tình huống độc đáo: vừa rất kỳ lạ vừa éo le
- Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, tìm ra được một tình huống truyện độc đáo, mới lạ là cực kì quan trọng. Nó có thể làm nổi bật tất cả từ tâm trạng nhân vật, tư tưởng, tính cách của các nhân vật đến chủ đề của tác phẩm.
- Vậy thế nào là tình huống truyện? Thế nào là độc đáo?
Tình huống truyện là “một khúc, một lát cắt của đời sống, một khoảnh khắc ngắn ngủi, song lại giúp cho người đọc hình dung được diện mạo toàn thể của đời sống”. (Nguyễn Minh Châu)
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm "Vợ nhặt" - Ôn thi đại học môn Văn


- Ở “Vợ nhặt”, cái khoảnh khắc vào truyện khá độc đáo. Nó diễn ra giữa không gian đói và con người đói… Trong bối cảnh như vậy, một người như Tràng, một gã trai nghèo khổ, thô kệch lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, ấy thế mà bỗng nhiên “nhặt” được vợ nhờ có bốn bát bánh đúc, như người ta nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Cô dâu quần áo tả tơi, cái nón cũ nát, đang cúi đầu theo Tràng về làm dâu và một đám cưới lạ lùng, đầy xót thương đã diễn ra.
Thật là một tình huống lạ (làm cho mọi người ngạc nhiên), rất éo le và bi thảm, rất nghịch cảnh mà có thật, không biết đáng mừng hay đáng lo, đáng vui hay đáng buồn, đáng cười hay đáng khóc. Tình huống ấy cũng đã tạo nên diễn biến, vận động tâm lý thật phức tạp, đa dạng và hấp dẫn: đi từ ngạc nhiên đến sự thật, từ xa lạ đến gần gũi, từ lo sợ đến hoà hợp, từ buồn tủi đến tươi vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

II. Vẽ người, diễn tả tâm lý nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ.

III. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt và sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Ông sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất thành thạo.

IV. Truyện có nhiều yếu tố đối lập : Hoàn cảnh u ám bên ngoài và những tâm hồn đôn hậu của các nhân vật, giữa ngoại hình và nội tâm.

V. Truyện có kết cấu đặc sắc.
Trong ý nghĩ của Tràng, vụt hiện ra những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm…bay phấp phới”. Nếu thiếu chi tiết này, truyện sẽ rơi vào lối kết cấu “khép”, “bước đường cùng” của hiện thực phê phán. Chính chi tiết này đã tạo ra một kết cấu “mở”, khiến “Vợ nhặt” đã bước qua được phạm trù văn học 1930-1945 để bước vào phạm trù nền văn học Cách Mạng. Hình ảnh “lá cờ” như một tín hiệu của tương lai, báo hiệu một sự đổi đời của những kiếp người như Tràng và biết bao “kiếp người cơm vãi cơm rơi” khác nữa..
                                    “Đảng ta Mác-Lênin vĩ đại
                                      Lại hồi sinh trả lại cho ta
                                      Trời cao đất rộng bao la
                                      Bát cơm tấm áo hương hoa hồn người”
                                                                        ( Tố Hữu )

>>> THAM KHẢO ĐỀ VĂN THI ĐẠI HỌC 2015

Đăng nhận xét

 
Top