"Trước hết, thí sinh cần nhìn vào
cách lựa chọn đề thi để ôn thi đại học cho đúng mục đích" (Thầy Nguyễn Cảnh Hòe,
khối THPT chuyên Vật lí, trường ĐHKH TN, ĐHQG Hà Nội).
Đề thi gồm hai phần: Phần A là chương
trình lớp 12 cơ bản được giảm tải rất nhiều. Phần khó nhất của chương trình là
quang hình không nằm trong nội dung thi; thay vào đó, nội dung thi thêm phần Vật
lí hiện đại để học sinh cập nhật kiến thức.
Tuy nhiên, trong đề thi phần này chỉ
thêm một số câu trắc nghiệm lý thuyết, bài tập không đáng kể. Vì vậy, ngoài học
sinh ban cơ bản, học sinh trung bình của ban A, học sinh trung bình của chuyên
Vật lí nên lựa chọn đề cơ bản chứ không phải chỉ học sinh yếu mới chọn làm phần
đề thi đại học này.
Phần B là chương trình nâng cao đã được
thí điểm ở ban A, nay đã hoàn thiện nhưng bài tập phần này chưa có nhiều trong
ngân hàng đề thi. Do đó đề ra riêng của phần này gồm tám câu ở đề thi tốt nghiệp
và mười câu ở ĐH sẽ không khó. Phần đề thi nâng cao này sẽ hợp với sự lựa chọn
của học sinh các lớp chuyên, lớp chọn, học sinh khá giỏi.
Từ đó có thể hình dung cách ôn tập cho
các thí sinh đối với môn Vật lí. Rút kinh nghiệm hai năm vừa qua, học sinh
không luyện thi đại học theo kiểu tủ, không học trọng tâm, không học thuộc lòng lý thuyết
mà phải học trao đổi theo nhóm hai người để tìm đáp án cho các câu lý thuyết
khó.
Đặc biệt, thí sinh không nên để mất thời
gian cho những bài toán khó, tính toán quá nhiều mà nên đầu tư vào các bài tập
dễ và đa dạng.
Chương trình học mới, nội dung thi mới
trong khi kho sách tham khảo (STK) rộng lớn tồn tại nhiều năm qua ngày một
phình ra. Thí sinh chỉ nên chọn các sách giới thiệu đề thi và các đề thi thử cũ
và mới và chọn các sách bài tập viết theo chủ đề.
Do STK
từ năm ngoái trở về trước có nhiều bài tập, đề thi thử dùng hàm sin để
biểu diễn hàm điều hòa nhưng nay sách giáo khoa mới dùng hàm côsin nên khi dùng sách cũ, đề thi cũ để ôn luyện, thí sinh
phải đổi các giả thiết sin ra côsin.
Thí sinh nên chuẩn bị những kiến thức
quan trọng gì để làm tốt bài thi môn Vật lí cho cả hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển
sinh vào ĐH, CĐ? Về Toán và Vật lí lớp dưới, nên ôn tập kiến thức phép chiếu và
phép cộng trừ véctơ, các nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản, tam thức bậc
2 và bất đẳng thức.
Về Vật lí, ôn tập lăng kính, gương phẳng
và thấu kính ở mức có liên quan đến bài tập giao thoa. Thí sinh cũng cần xem lại
các phần chuyển động tròn đều, chuyển động ném ngang, ném xiên và phương trình
động lực học và các định luật bảo toàn là phần chương trình lớp 10 liên quan chặt
chẽ đến chương trình lớp 12.
Nhìn chung, thí sinh có thể ôn tập theo
hạn chế nội dung chương trình có trong cấu trúc đề thi do Bộ GD&ĐT đã công
bố để ôn thi đại học.
Theo TPO
Đăng nhận xét