Dự kiến, dự
án Luật nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2015. Theo dự
thảo, dự Luật mới này có rất nhiều điểm mới so với luật hiện hành. Vậy, những
thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh 2015 sẽ chịu ảnh hưởng tới đâu?
Xem thêm: Luyện thi đại học: Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Xem thêm: Luyện thi đại học: Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Tờ trình về
dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) trước Quốc hội kỳ họp vừa qua có một điểm
mới của dự án luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi lần này là thay đổi độ tuổi gọi
công dân nhập ngũ. Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công
dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm tỷ lệ
công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. Mặt
khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt
nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ. Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định
về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học
chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Theo giải
thích của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối
tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình quá rộng khiến tỷ lệ công dân tốt
nghiệp cao đẳng, đại học vào phục vụ tại ngũ không nhiều. Một số công dân còn lợi
dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự…Vì
vậy, dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ
thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn
đối với công dân “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu”. Để bảo đảm
chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, dự án Luật bổ sung quy định tạm
hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da
cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Dự kiến, dự
thảo Dự luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2015, theo
Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng – Bộ GD-ĐT, nhiều
khả năng trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, luật này vẫn chưa có hiệu lực thi
hành. Việc gọi công dân nhập ngũ vẫn áp dụng luật và các nghị định, thông tư hiện
hành.
Như vậy,
theo quy định cũ, Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT nêu rõ khi công dân mới nhận
được Giấy báo nhập học, chưa làm xong thủ tục nhập học thì chưa phải là đang học,
do đó công dân phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được
xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Khi công dân đã nhập ngũ vào quân đội, nếu có Giấy
báo nhập học vào các trường thì sẽ được bảo lưu kết quả thi tuyển theo quy định.
Bộ Giáo dục
và Đào tạo nhất trí với Bộ Quốc phòng xét tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với các đối
tượng thi đỗ vào các trường thuộc lực lượng Công an nhân dân (trừ các đối tượng
theo học hệ dân sự).
Những trường
hợp nằm trong diện gọi nhập ngũ, sức khỏe hoàn toàn đáp ứng khi trốn tránh
trách nhiệm, không chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính quy định tại Điều 7 và Điều 9 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013
của Thủ tướng Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quốc phòng, cơ yếu.
Nguồn: Dantri.com.vn
Đăng nhận xét