Đối với người Việt Nam, giây phút đầu tiên của năm mới bao giờ cũng thiêng liêng và vô cùng quan trọng. Vì vậy, tục khai bút đầu năm cũng chứa trong mình nhiều ý nghĩa linh thiêng.

Tục khai bút đầu năm xưa kia chỉ có các học giả mới thực hiện. Bởi chỉ có thầy đồ, học sĩ mới biết chữ. Nhưng theo thời gian, khai bút đầu năm đã trở thành một nét đẹp dành cho tất cả mọi người bởi nó thể hiện sự hiếu học đối với học sinh; với những ước vọng trong một năm mới với một sự nghiệp, sự học, sự viết cho một năm mới.
Với học sinh, việc khai bút có khi chỉ là làm một bài tập toán, viết một vài chữ tượng trưng. Với những người nghề là nghiệp viết, khai bút có khi là nỗi niềm trăn trở với những mơ ước bằng chính những “sản phẩm” của mình để gửi tới công chúng, độc giả. Với các nhà thư pháp, khai bút có khi chỉ là một chữ duy nhất nhưng lại có “cái thần”, “cái ý” của cả một năm... 

Khai bút đầu năm - Ý nghĩa linh thiêng của phong tục truyền thống

Ngày xưa viết khai bút thì phải mài mực tàu, giấy đỏ. Trước khi viết phải thắp hương, cúng lễ tổ tiên. Ngày nay, nhiều người dùng máy tính viết khai bút trên blog. Dù phương thức biểu đạt có khác nhau thì ý nghĩa và mục đích vẫn không thay đổi.
Nhưng dù là ai, làm công việc gì thì với nhiều người, dù viết ít hay nhiều thì khai bút đầu năm là việc ghi lại những cảm xúc của mình ngay thời điểm trời đất đang giao hòa ấy. Nói về những gì đang có, đã có trong cuộc đời, đã đạt được trong một năm qua và những ước vọng, suy nghĩ cho một năm sắp đến. Chuyện tình yêu, chuyện nhân tình thế thái, chuyện công việc, chuyện gia đình… mỗi người một vẻ, tạo nên mỗi nội dung khai bút đầu năm một kiểu. Nhưng thường là viết những chuyện vui nhiều hơn buồn, những may mắn đại cát nhiều hơn để cố gắng.
Vậy còn bạn, bạn thường viết gì vào ngày đầu năm cho dù nghề của bạn không phải là nghiệp viết như các nhà văn, nhà báo, nhà thơ để thể hiện những ước vọng của mình cho sự nghiệp trong năm mới?

Đăng nhận xét

 
Top