Năm 2015, nhiều trường đại học, cao đẳng đã xây dựng
các tổ hợp môn thi mới như: Toán, Hóa, Anh; Văn, Sử, Tiếng Anh; …
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến thêm các nhóm tổ
hợp môn thi mới như nhóm các môn Toán-Hóa-tiếng Anh, Văn-Sử-tiếng Anh.
Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh cũng có thêm bốn khối
thi mới gồm Toán-Hóa-Văn và Toán-Hóa-Văn cho các ngành học liên quan đến hóa học,
Toán-Sinh-Tiếng Anh và Toán-Sinh-Văn cho các ngành học liên quan đến sức khỏe.
Đưa ra quá nhiều phương án sẽ khiến thí sinh rối bời.
Một số trường đại học vẫn giữ nguyên các khối thi như
mọi năm, không bổ sung, như Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương…
Từ năm 2015, Trường ĐH Tây Đô sử dụng 2 phương thức
để tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy: Phương thức 1, sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc
gia tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Phương thức 2, xét tuyển dựa
theo kết quả học tập ở bậc học THPT.
Trường cũng phân ra làm 14 nhóm các môn để xét
tuyển, trong đó có tới 9 nhóm là tổ hợp các môn mới, như: Nhóm Toán, Vật
lý, Sinh học; Toán, Vật lý, Ngữ văn; Toán, Hóa học, Ngoại ngữ; Toán, Hóa học,
Ngữ văn; Toán, Ngữ văn, Địa lý; Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử...
Ông Phan Văn Thơm, Hiệu trưởng trường Đại học Tây
Đô cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có nhiều sự lựa chọn, trường
đã xây dựng thêm các nhóm môn học mới. Trường cũng tính toán kỹ đảm bảo
mỗi ngành xét tuyển không vượt quá 4 nhóm môn để thí sinh không bị
"quá tải" và trong mỗi nhóm vẫn phải có môn kiến thức bắt buộc và
môn kiến thức bổ trợ.
Ông Nguyễn Đức Trí, Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp Việt
- Hung cho biết, năm 2015, nhà trường bổ sung 2 khối thi mới: Khối 1, các môn
Toán, Lý, Văn - trường gọi là khối A2 và
khối 2 gồm các môn Toán, Hóa, Ngoại ngữ - trường gọi là khối A3. Các ngành
tuyển sinh 2 khối mới này sẽ là: Công nghệ thông tin, Tài chính ngân
hàng, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Quản trị kinh doanh, Kinh tế...
Các chuyên gia cho rằng, bổ sung các tổ hợp môn mới
bảo đảm quyền tự chủ cho các trường, vừa giúp có nguồn tuyển rộng hơn, tuyển được
thí sinh phù hợp với đặc thù đào tạo hơn vừa giúp thí sinh có nhiều cơ hội. Tuy
nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa ra quá nhiều phương án sẽ khiến thí
sinh rối bời.
Hầu hết thí sinh đều đã xác định khối thi từ khi bắt
đầu vào bậc THPT và học lệch theo các môn trong khối này. Vì thế, nếu các trường
đột ngột thay đổi thì thí sinh khó có thể thích nghi. Chưa hết, việc có quá nhiều
khối thi còn cho thấy tính chuẩn mực trong tuyển sinh sẽ không được bảo đảm.
Trước đó, Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ tuyển sinh đại học
theo khối, chuyển sang tuyển sinh đại học theo môn và cho phép các trường được
tự chủ hoàn toàn việc tổ hợp các môn để phù hợp với đặc thù đào tạo của trường.
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đã có công văn gửi các trường đại học, cao
đẳng khuyến khích các trường giữ ổn định các khối thi để tránh thiệt thòi cho học
sinh.
Đăng nhận xét