Đề thi năm nay ra như thế nào? Trường ĐH Hà Nội năm nay xét tuyển thế nào? Năm nay có được chọn 2 khối để thi? Việc xét tuyển vào ĐH, CĐ là lấy điểm 4 môn thi tối thiểu để xét hay tùy vào trường ĐH, CĐ mà lựa chọn điểm của từng môn theo yêu cầu để xét tuyển? Ngành Nhân học và Việt Nam học có giống nhau?

Cho em hỏi năm nay Trường Đại học Hà Nội (Hanu) có tuyển sinh đại học không? Em rất băn khoăn bởi em đã tìm thông tin trên mạng nhưng không có phương thức tuyển sinh của trường. Nếu có thì phương thức tuyển sinh của trường là như thế nào? (lananhhoang.lah@gmail.com)
Tuyển sinh 2015, Trường ĐH Hà Nội thực hiện theo phương thức lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển cho 16 ngành đào tạo của trường với 3 môn theo khối D truyền thống là Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Trong 16 ngành của trường, riêng ngành Công nghệ thông tin trường không quy định môn thi chính, không nhân hệ số môn ngoại ngữ (ngoại ngữ hệ số 1). 15 ngành còn lại ngoại ngữ được xác định là môn thi chính nhân hệ số 2.
Học sinh thi khối D1 (tiếng Anh) cũng áp dụng để xét tuyển cho 12 ngành đào tạo khác của trường đó là ngành: Quốc tế học, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Italia.
Ngoài ra, các thí sinh có thể xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật bằng chính ngôn ngữ này nếu không lựa chọn thi bằng tiếng Anh.

Những năm trước thì thí sinh chỉ được chọn khối A hoặc A1. Vậy năm nay có được chọn cả hai không? (dvanthuan97tb@gmail.com)
Năm nay, Bộ GD-ĐT tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh dự thi 4 môn theo quy định, gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi.
Bên cạnh đó, em đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với khối thi do trường ĐH, CĐ quy định. Do đó, em thoải mái chọn khối vào trường mà em có nguyện vọng.

Kỳ thi quốc gia 2015: Thí sinh đăng ký cụm thi như thế nào?


Cho em hỏi em đã tốt nghiệp THPT quê ở Cao Bằng, đang học và đăng kí tạm trú ở Hà Nội, và năm nay em thi lại đại học thì em có thể đăng kí dự thi ở Hà Nội hay Cao Bằng đều được đúng không? (trangbim711@gmail.com)
 Em dự thi đại học thì em phải đăng ký dự thi ở cụm thi đại học. Trường hợp của em là thí sinh tự do, em nên đăng ký ở Hà Nội vì em đã đăng ký tạm trú. Nếu em muốn đăng ký ở Cao Bằng cũng được.

Việc xét tuyển vào ĐH, CĐ là lấy điểm 4 môn thi tối thiểu để xét hay tùy vào trường ĐH, CĐ mà lựa chọn điểm của từng môn theo yêu cầu để xét tuyển? (thuphuong@gmail.com)

Kết quả của 4 môn thi tối thiểu sẽ được sử dụng kết hợp với điểm trung bình học tập lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho tất cả thí sinh. Điểm các môn này đồng thời cũng được sử dụng để tuyển sinh vào các ngành phù hợp của từng trường ĐH, CĐ.
Việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, các trường sẽ công bố công khai tổ hợp các môn thi được sử dụng để xét tuyển trên cơ sở các khối thi truyền thống. Đối với một số trường, ngành đặc thù có thể điều chỉnh các tổ hợp này, xây dựng tổ hợp mới; các trường sẽ sớm công bố để thí sinh biết và thực hiện.
Như vậy, để tham gia tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài các môn đã trùng với các môn tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT, thì các em sẽ lựa chọn đăng ký dự thi thêm môn thi phù hợp để có thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Cho em hỏi ngành Nhân học và Việt Nam học khác nhau như thế nào? (trunghieu@gmail.com)
Nhân học (Anthropology) là một ngành khoa học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn và nghệ thuật để nghiên cứu về con người một cách toàn diện. Ra đời từ thế kỉ 19, nhân học có một vị trí học thuật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc và mang tính quốc tế cao.
Nhân học được phân thành 5 lĩnh vực, bao gồm nhân học hình thể, khảo cổ học, nhân học văn hóa - xã hội, nhân học ngôn ngữ và nhân học ứng dụng. Các lĩnh vực này tạo nên một khung tiếp cận nghiên cứu tổng thể về con người trong quá khứ và đương đại ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Nhân học đặc biệt vì nó có một hệ thống phương pháp nghiên cứu thực địa độc đáo, quan tâm nhiều đến lí thuyết, so sánh và mô tả về văn hóa – xã hội loài người. Mỗi nhà nhân học thường chuyên sâu vào một trong 5 lĩnh vực nêu trên và tập trung nghiên cứu ở một hoặc vài quốc gia cụ thể.
Ngành nhân học Việt Nam hôm nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa truyền thống của khoa học dân tộc học vốn đã hình thành ở nước ta từ đầu thế kỉ 20 kết hợp với các truyền thống nhân học Âu - Mĩ hiện đại.

Ngành Việt Nam học, người có thể hiểu biết nhiều lĩnh vực liên quan đến con người và đất nước Việt Nam như: Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…
Văn hoá giao tiếp của người Việt: Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình; Giao tiếp nơi công sở; Giao tiếp trong trường học; Giao tiếp trong kinh doanh; Giao tiếp trong khi tiếp khách.

Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam; Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kì lịch sử. Ngoài ra, bạn cũng hiểu biết thêm nhiều về lịch sử, văn học, kinh tế… của Việt Nam.
Nếu bạn tham gia học ngành Việt Nam học, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về Việt Nam học như: kiến thức về văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn học Việt Nam… Bạn sẽ là người hiểu biết nhiều về đất nước và con người Việt Nam.
Trong khi học tại trường, bạn sẽ có dịp được tham gia vào các chuyến học dã ngoại, tham quan một số danh thắng, di tích lịch sử… của đất nước.
Sau khi tốt nghiệp ngành Việt Nam học, với khối lượng kiến thức và kĩ năng đã được đào tạo, bạn có thể độc lập hành nghề hoặc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Chắc hẳn đây sẽ là một ngành học hấp dẫn cho những ai muốn hiểu biết nhiều hơn nữa về đất nước và con người Việt Nam.

Cho em hỏi, đề thi được thiết kế như thế nào để vừa xét tốt nghiệp và xét vào đại học? (Haivan@yahoo.com)
Công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hầu hết thí sinh, và yêu cầu nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, đề thi sẽ tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.

Đề thi trong Kỳ thi THPT quốc gia sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 nhưng sẽ tăng các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở theo định hướng đánh giá năng lực của thí sinh.


Đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, nhất là đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...).

Đăng nhận xét

 
Top