Góp ý cho dự
thảo Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015, nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến việc tổ
chức số lượng cụm thi trên cả nước. Theo các chuyên gia và cán bộ quản lý giáo
dục, việc tổ chức 34 cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015 trên cả nước là
không hợp lý.
Nhiều chuyên
gia giáo dục tiếp tục đề xuất nâng số lượng cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia
2015 để các thí sinh không phải đi lại hàng trăm km để dự thi. Đề xuất 1 tỉnh
có 2 cụm thi
Góp ý cho dự
thảo Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015, nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến việc tổ
chức số lượng cụm thi trên cả nước. Theo các chuyên gia và cán bộ quản lý giáo
dục, việc tổ chức 34 cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015 trên cả nước là
không hợp lý.
PGS Văn Như
Cương tiếp tục đề xuất mỗi tỉnh nên có 2 cụm thi để học sinh không phải di chuyển
hàng trăm km trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. Trao đổi với VTC News, ông Mai
Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)
cho biết sau khi đưa dự thảo Quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đã có rất nhiều
ý kiến của các chuyên gia, các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục góp ý cho Bộ
GD-ĐT.
Hiện tại, Cục
khảo thí sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, sau đó sẽ
tổng hợp lại, báo cáo lãnh đạo Bộ GD-ĐT xem xét và quyết định cuối cùng. “Phương
án nào khả thi, có lợi cho thí sinh, đảm bảo công bằng cho học sinh và đỡ tốn
kém thì Bộ GD-ĐT sẽ làm. Việc đổi mới kỳ thi chính là hướng tới những mục tiêu
đó. Bộ vẫn cố gắng để làm tốt hơn”. Vẫn tiếp tục góp ý cho dự thảo Quy chế kỳ
thi THPT quốc gia 2015, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần thiết phải tạo
điều kiện cho những thí sinh ở những vùng khó, đặc biệt cần quan tâm đến an
toàn giao thông khi các em tham dự kỳ thi.
Góp ý cho việc
tổ chức cụm thi, PGS Văn Như Cương (nguyên Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, Hà
Nội) cho biết phản đối việc hình thành ra 2 loại cụm thi và việc chỉ còn 1 loại
cụm thi do các trường đại học tổ chức là rất hợp lý. “Nếu phân loại ra cụm thi
chỉ cho thí sinh có nhu cầu tốt nghiệp có thể thi ở địa phương, thậm chí những
thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp được thi tại trường đang học sẽ tạo ra sự bất
bình đẳng. Như vậy sẽ xảy ra tình trạng 2 em học sinh ở cùng làng nhưng có em
chỉ cần thi ngay gần nhà, nhưng có em sẽ phải đi hàng trăm km để tham gia các cụm
thi liên tỉnh”, PGS Văn Như Cương nêu ý kiến.
Vì vậy, PGS
Cương cho rằng để đảm bảo công bằng, tất cả các em tham dự vào kỳ thi THPT quốc
gia cần phải được tổ chức thi tại một cụm thi do các trường đại học chủ trì.
Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cũng tỏ ra băn khoăn: “Nếu để các
cụm thi lẻ do địa phương tổ chức cho những thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp
thì xã hội sẽ nghi ngờ tính trung thực của kỳ thi. Liệu ở những cụm thi đó có
phải lập ra để “tháo khóa” cho các em đỗ hết tốt nghiệp. Không nên phân biệt cụm
thi chỉ dành cho học sinh có nhu cầu tốt nghiệp hoặc có cả nhu cầu tốt nghiệp
và xét tuyển vào đại học, cao đẳng”.
Bên cạnh đó,
việc phải di chuyển hàng trăm km sẽ khiến nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc
đi lại, ăn ở cho thí sinh và người nhà. “Nếu 2 tỉnh mới có một cụm thi thì căng
lắm, các em sẽ phải đi xa lắm. Nếu các em thí sinh phải đi hàng trăm km mới được
dự thi thì mệt lắm”, PGS Văn Như Cương bày tỏ. Vì vậy, PGS Cương đề xuất mỗi tỉnh
có thể có từ 1-2 cụm thi tùy theo diện tích của từng tỉnh. Những tỉnh thành phố
nhỏ có thể chỉ cần 1 cụm thi đặt tại trung tâm tỉnh nhưng với những thành phố lớn,
dân cư đông thì cần bố trí 2 cụm thi để
để học sinh không phải đi lại vất vả.
“Đối với những
tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nghệ An… có thể tổ chức 3-4 cụm
thi do số lượng học sinh đăng ký dự thi lớn”, PGS Văn Như Cương đề xuất. Theo
thầy Cương, Bộ GD-ĐT cần có quy định các thí sinh được tự do đăng ký địa điểm dự
thi được miễn là gần với nơi cư trú, học tập của thí sinh. “Ví dụ một thí sinh ở
Hà Tĩnh nhưng lại gần sát với TP. Vinh (Nghệ An) thì có thể lên TP Vinh dự thi
thay vì phải xuống tận TP Hà Tĩnh dự thi cách đó hàng trăm km”.
Đối với các
tỉnh miền núi địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, Bộ GD-ĐT có thể bố trí cho
các em dự thi tại các trường dân tộc nội trú ở trung tâm huyện. Việc này sẽ khiến cho học sinh không phải đi quá
xa và ở trung tâm huyện cũng có các điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo cho
kỳ thi được diễn ra thành công.
Trong dự thảo
Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015, Bộ GD-ĐT dường như vẫn chưa tính đến
các điều kiện đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện ăn ở cho thí
sinh và người nhà. “Bộ cũng nên tính tới việc trợ cấp cho thí sinh tham dự kỳ
thi THPT quốc gia ở các khu vực miền núi khó khăn. Đó là khoản kinh phí tương đối
lớn với thí sinh ở các khu vực vùng sâu, vùng sa”, PGS Văn Như Cương đề xuất.
Cũng có cùng quan điểm nêu trên, PGS.TS Bùi Duy Cam - Nguyên Hiệu trưởng Trường
ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho rằng về bản chất, đây là kỳ thi tốt nghiệp
THPT, kết quả của kỳ thi là để xét tốt nghiệp đồng thời cũng là căn cứ để các
trường đại học, cao đẳng xét tuyển.
Việc các trường
đại học, cao đẳng có sử dụng kết quả này như thế nào lại tùy vào phương án của
từng trường. Đây không phải là kỳ thi của các trường đại học nhằm tuyển thí
sinh. Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Duy Cam cần phải “phân vai” cụ thể cho các trường
đại học lớn đang đặt tại TP Hà Nội và TP.HCM.
PGS Bùi Duy Cam cũng đề nghị, cách bố trí địa điểm thi của thí sinh cần
phù hợp với điều kiện địa lý, để học sinh phải đi thi với quãng đường ngắn nhất
có thể.
Khó khăn cho
Bộ nhưng có lợi cho thí sinh vẫn phải làm
Trong kỳ tuyển
sinh 2015, Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra quan điểm cụ thể liên quan đến đề xuất tăng
số lượng cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT có lý giải
việc dự kiến tổ chức 34 cụm thi liên tỉnh trên cả nước sẽ tiết kiệm chi phí tổ
chức kỳ thi, rút gọn các đầu mối quản lý.
Không đồng
tình với quan điểm này, PGS Văn Như Cương cho rằng nếu chỉ có 34 cụm thi trên cả
nước sẽ dẫn tới thực tế rất nhiều học sinh sẽ phải đi hàng trăm km để tham gia
dự thi. Bộ cần chú ý đến quyền lợi, đảm bảo an toàn cho học sinh. Việc đi lại
hàng trăm km sẽ rất tốn kém cho thí sinh và người nhà.
“Dù việc tổ
chức kỳ thi khó khăn cho Bộ nhưng để đảm bảo thuận lợi cho thí sinh thì Bộ
GD-ĐT cũng rất nên tổ chức nhiều cụm thi”, PGS Cương nói. Điều này cũng phù hợp
với quan điểm của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi ông từng nói "việc gì khó
cho ngành giáo dục mà có lợi cho học sinh thì phải cố gắng làm". Phân tích
điều kiện để đảm bảo tốt cho kỳ thi, PGS Văn Như Cương dẫn chứng hiện cả nước
có hơn 400 trường đại học, cao đẳng nên có đủ cán bộ để có thể bố trí về các địa
phương trông thi. “Số lượng cán bộ coi thi của các trường đại học chỉ cần 1/3
và có thể huy động 2/3 giáo viên, cán bộ giáo dục tại tỉnh đó. Tôi tin là kỷ
cương, kỷ luật của kỳ thi sẽ được đảm bảo”.
Để đảm bảo kỷ
cương, kỷ luật của kỳ thi, Bộ cần tập huấn cụ thể cho giám thị và có chế tài cụ thể đối với những cán bộ
giáo viên trông thi để xảy ra sai phạm. Để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của kỳ
thi, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh công tác coi thi.
“Điều quan
trọng nhất, Bộ cần tăng cường giảng viên đại học giám sát kỳ thi này. Bộ cần
quy định cụ thể và thông báo rộng rãi sẽ xử lý lãnh đạo cụm thi một cách nghiêm
khắc nếu để xảy ra tiêu cực và không quản lý được”, PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất.
Trong khi đó, Thạc sỹ Lê Xuân Trung, hiệu trưởng THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội)
cũng tin tưởng Bộ GD-ĐT tổ chức ra đề đạt yêu cầu do đã có kinh nghiệm nhiều
năm qua. Tuy nhiên, vị hiệu trưởng này mong muốn đề thi được ra theo hướng mở,
vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn.
Ông Trung
cho rằng vấn đề chấm phải kỹ lưỡng, chặt chẽ hơn. Bộ cũng phải tính tới cấp độ
của đề thi 2015. Bộ GD-ĐT phải tổ chức chấm độc lập từng bài từng giám khảo, đảo
chấm và chấm chung thống nhất. “Thanh
tra chấm phải có chuyên môn, làm việc trách nhiệm để kiểm soát công bằng. Cán bộ
chấm thi và thanh tra chấm thi phải có sự mềm dẻo, nếu là sáng tạo đúng, hay
thì vẫn phải ghi nhận kết quả của thí sinh”, ông Trung đề xuất.
Đăng nhận xét